Vị trí của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 30)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững

2.1.3. Vị trí của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững

Chăn nuôi lợn thịt có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn thịt cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn thịt có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn được coi là “nhẹ mùi” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Do đó, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người. Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là trong quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.

Chăn nuôi lợn thịt phải có hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng tin cậy. Do vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt phải đảm bảo cho chúng sinh trưởng, phát dục bình thường, có tốc độ tăng trọng nhanh, có sức đề kháng tốt. Muốn vậy, người chăn nuôi lợn phải nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, phòng trừ dịch bệnh và tiếp cận tốt với thị trường.

* Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững + Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội

Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng nhất không chỉ ở nước ta mà còn cả trên thế giới ( Vũ Đình Tôn, 2009). Các sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa là sản phẩm có hàm lượng protein cao, nó rất cần cho đời sống con người, làm tăng thể lực, tăng sức làm việc cho con người. Trong điều kiện nước ta, lao động thủ công là chủ yếu, mức sống thấp, sản phẩm trồng trọt còn chiếm chủ yếu trong các bữa ăn. Khi xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông thì phát triển chăn nuôi lợn thịt là một lựa chọ quan trọng để đáp ứng nhu cầu protein cho xã hội (Vũ Đình Tôn, 2009). Như vậy, đẩy mạnh

phát triển ngành chăn nuôi nhằm tạo nguồn thực phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người là hết sức cần thiết.

+ Cung cấp phân bón cho sản xuất

Giống như các gia súc và gia cầm khác, lợn đóng góp một nguồn phân bón đáng kể được dẫn một cách trực tiếp từ trại nuôi lợn ra đồng để vừa có chức năng tưới tiêu và chức năng nâng cao độ màu mỡ cho đất. Chăn nuôi lợn thịt không chỉ để cung cấp nguồn thực phẩm cho xã hội mà còn cung cấp một lượng phân bón rất quan trọng cho cây trồng (Vũ Đình Tôn, 2009). Trên các diện tích đất canh tác, hàng năm cây trồng lấy đi một phần các chất dinh dưỡng trong đất. Nếu đất đai không được bồi dưỡng thường xuyên thì độ phì của đất ngày càng giảm nên cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất. Mặt khác, nếu chúng ta chỉ sử dụng các chất vô cơ để bón cho đất thì sẽ làm giảm mật độ tơi xốp của đất, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho sản phẩm của cây trồng, làm giảm năng suất các vụ, năm sau. Do đó sử dụng phân hữu cơ sẽ cung cấp chất mùn cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài.

+ Phát triển chăn nuôi lợn thịt góp phần cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

Chăn nuôi lợn thịt cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: thịt, da, xương. Các sản phẩm chăn nuôi thịt qua chế biến là các hàng hóa xuất khẩu có giá trị. Số lượng ngoại tệ thu về thong qua quá trình xuất khẩu lợn thịt sẽ góp phần tạo nguồn tích lũy ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Trong ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp ở những nước phát triển như Mỹ, Canada đã sớm nhìn nhận sự thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ của ngành chế biến thực phẩm, trong đó có lợn thịt ở những nước đang phát triển sẽ là cơ hội lớn để họ tham gia (Trần Đình Thao, 2013).

+ Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt, của công nghiệp chế biến.

Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục vụ cho chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt cho phép tận dụng hết các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cho xã hội (Vũ đình Tôn, 2009).

+ Phát triển chăn nuôi lợn thịt góp phần tăng thu nhập cho người lao động

Ngoài thu nhập từ trồng trọt thì chăn nuôi sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập của mình, bởi chăn nuôi không phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực hiện quanh năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệu quả cao. Tuy nhiên, người chăn nuôi lợn sẽ không mấy có lãi với hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, tận dụng do chi phí sản xuất cao nông dân không thể có thu nhập cao (Nguyễn Đình Chính, 2004).

+ Phát triển ngành chăn nuôi góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc

Việc sử dụng tốt các yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp cùng việc kết hợp gắn bó chặt chẽ của các ngành trong nông nghiệp là điều quyết định cho sản xuất nông nghiệp phát triển tốt. Thực tế cho thấy, các vùng có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế mới chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt, chăn nuôi chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự cung cấp nhu cầu của bản thân họ, còn thừa mới đem bán hoặc nuôi để kinh doanh nhưng quy mô nhỏ và phân tán. Như vậy sẽ gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực. Phát triển chăn nuôi tạo nên sự phát triển cân bằng trong nông nghiệp, làm cho nông nghiệp phát triển toàn diện, vững chắc. Sự phát triển các ngành nông sản đảm bảo sức cạnh tranh không chỉ trong sản xuất mà cả trong phân phối, bán lẻ với chi phí giao dịch thấp nhất giá rẻ, cung ứng kịp thời và ổn định (Lê Quốc Doanh, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)