Tình hình sử dụng chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 97)

Chỉ tiêu Trang trại Nhóm hộ QMCN lớn QMCN vừa QMCN nhỏ Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số hộ 15 100 35 100 72 100 43 100 1. Kiểu chuồng

- Hướng công nghiệp 9 60 15 42,9 42 58,3 0 0,0

- Đơn giản 6 40 20 57,1 18 25,0 18 41,9 - Tận dụng 0 - 0 0,0 12 16,7 25 58,1 2. Máng ăn - - Cố định 15 100 35 100,0 60 83,3 32 74,4 - Không cố định 0 - 0 0,0 12 16,7 11 25,6 3. Máng uống - - Vòi uống tự động 11 73,3 11 31,4 5 6,9 0 0,0 - Uống bằng máng 4 26,7 24 68,6 67 93,1 43 100,0

4. Nơi chứa phân -

- Bể có nắp kín 2 13,3 11 31,4 48 66,7 34 79,1

- Bể Biogas 13 86,7 21 60,0 9 12,5 0 0,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) Về xử lý chất thải, nhóm hộ quy mô chăn nuôi lớn và một số hộ quy mô vừa đã xây hầm Biogas trong khi ở nhóm hộ quy mô nhỏ, số hộ không sử lý chất thải chiếm đa số là ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính bản thân hộ cũng như của những nhà xung quanh.

* Giống lợn

Hiệu quả chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và con giống. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng giống là yếu tố rất quan trọng bởi nó quyết định tới kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Thông thường nếu dùng một con giống tốt sẽ cho ra trọng lượng tối đa và chất lượng thịt lợn ngon, tỷ lệ nạc cao kích thích thị hiếu của người tiêu dùng. Trong chăn nuôi lợn, cùng một quá trình chăm sóc như nhau với những giống lợn khác nhau sẽ cho chúng ta kết quả khác nhau, do vậy mà kết quả chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào chủng loại, chất lượng, tình trạng sức khỏe của con giống, môi trường và điều kiện ăn uống.

Hệ thống giống lợn ngoại trên địa bàn huyện Thuận Thành thời gian qua cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền các cấp. Công tác quản lý giống vật nuôi cũng đã được các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo theo Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y.

Hiện nay, các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành đang sử dụng rất nhiều nguồn giống khác nhau, trong đó, với các chủ hộ trang trại và các hộ có quy mô chăn nuôi lớn thường sử dụng các giống lợn lai nhiều hơn là các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ và vừa thường xử dụng các giống lợn nội.

Về nguồn cung cấp giống: theo kết quả khảo sát các hộ cho thấy nguồn cung cấp giống chủ yếu là tư họ hàng, làng xóm chiếm tỷ lệ cao nhất 39,4%; từ các trang trại chiếm tỷ lệ 17%, từ các trại lợn/HTX chăn nuôi chiếm tỷ lệ 11,5%, từ thương lái chiếm tỷ lệ 9,7%, và tự túc từ lợn nái trong gia đình chiếm tỷ lệ 22,4%.

Thực tế cho thấy, các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn đều sử dụng con giống mà chính hộ sản xuất hoặc mua từ các trại giống đã hạn chế được một số rủi ro trong chọn giống. Tuy nhiên, đối với những hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ nếu tự sản xuất giống lợn thịt thì tính chuyên môn hóa trong chăn nuôi lợn thịt sẽ thấp hơn và như vậy hiệu quả trong chăn nuôi thường không cao.

Đồ thị 4.3. Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) Hiện nay con giống được bán trên thị trường giá rất đắt, qua khảo sát thị

trường chúng tôi biết hiện nay một con giống từ 12-14 kg được bán trên thị trường với giá giao động từ 1.000.000-1.200.000đồng/1con. Do vậy mà những hộ có quy mô chăn nuôi lớn và vừa thường tự sản xuất con giống để giảm giá thành đầu vào cho sản phẩm. Còn một số những hộ chăn nuôi ở quy mô chăn nuôi nhỏ do điều kiện kinh tế có hạn nên thường phải mua giống của các gia đình trong thôn vì họ có thể mua dưới hình thức trả chậm hoặc mua chịu dài ngày.

Trong quá trình điều tra tình hình công tác giống lợn trên địa bàn huyện chúng tôi thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt đều sử dụng con giống mà chính hộ tự sản xuất và của công ty, do vậy mà các mầm bệnh được đưa từ bên ngoài vào cũng hạn chế, đây là điều kiện rất tốt cho chăn nuôi lợn thịt trong các hộ gia đình phát triển tốt hơn. Chính vì lẽ đó việc đầu tư phát triển nguồn lợn giống tại địa phương tạo điều kiện ổn định để cho hộ chăn nuôi lợn nái và nuôi lợn thịt phát triển là một việc làm thiết thực nhằm thúc đẩy chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình đạt kết quả cao và hiệu quả cao.

* Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn của hộ điều tra

Thức ăn chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển chăn nuôi. Thức ăn quyết định tới năng suất, khả năng sinh trưởng phát triển của đàn lợn. Chính vì vậy, trong thức ăn cho lợn nhất là lợn hướng nạc phải đảm bảo cung cấp đầy đủ như năng lượng, Protein thô cung cấp cho lợn rất quan trọng. Nhu cầu Protein để duy trì cơ thể, giúp cho lợn có thể sinh trưởng và phát triển ở mức tốt nhất cho khả năng đủ các Axít amin trong khẩu phần khiến cho tỷ lệ nạc trong thành phần thịt sẽ bị giảm đi. Nếu chế độ ăn thích hợp lợn sẽ hay ăn chóng lớn, chu kỳ chăn nuôi nhanh và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng các hộ gia đình do những hạn chế về mặt kỹ thuật, khả năng đầu tư cho chăn nuôi mà ảnh hưởng đến khẩu phẩn ăn về cả chất lượng, số lượng và hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn một cách hợp lý là một trong những vấn đề cần được quan tâm xem xét.

- Hệ thống phân phối cung cấp thức ăn chăn nuôi

Hệ thống phân phối thức ăn gia súc trên địa bàn huyện có nhiều phương thức. Với các hãng sản xuất lớn có hệ thống các đại lý ở các xã trong huyện để tiêu thụ thức ăn. Đi đôi với các đại lý bán thức ăn của mỗi hãng có hệ thống các chuyên viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật sử dụng thức ăn cho người chăn nuôi sử dụng thức ăn của hãng, các đơn vị sản xuất nhỏ thường không xây dựng mạng lưới tiếp thị mà tiêu thụ tại chỗ và không có

tiêu chuẩn chất lượng đăng ký rõ ràng. Chính loại hình này thường dẫn đến hiện tượng nhái nhãn hiệu, chất lượng thức ăn thấp, thậm chí sử dụng các chất bổ sung gây hại cho người tiêu thụ thịt.

- Sử dụng thức ăn chăn nuôi

Kết quả khảo sát cho thấy có 3 cách thức chủ yếu trong sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn thịt, đó là:

- Mua nguyên liệu về tự chế biến: đây là hình thức chỉ thấy ở hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, chăn nuôi lợn thịt gần như không được quan tâm đầu tư đúng mức, hiện có 9,7% hộ quy mô chăn nuôi vừa và 20,9% hộ quy mô chăn nuôi nhỏ sử dụng hình thức này;

- Sử dụng cám công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi: đây là hình thức chủ yếu được sử dụng ở các trang trại chăn nuôi và hộ chăn nuôi quy mô lớn với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 80% và 68,6%; các hộ có quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ sử dụng cám công nghiệp trong chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp từ 11,6-12,5%;

- Kết hợp cả hai là hình thức các trang trại, hộ chăn nuôi kết hợp giữa cám công nghiệp với các phụ phẩm trong trồng trọt như rau, ngô, đỗ, khoai… bên cạnh đó còn mua thêm các nguyên liệu để phối trộn và sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt. Kết quả khảo sát cho thấy, đại bộ phận các hộ chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ đều sử dụng phương án này trong chăn nuôi lợn thịt: hộ chăn nuôi quy mô vừa có tỷ lệ áp dụng là 77,8% và hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ là 67,4%; trong khi hình thức nuôi này theo các trang trại được sử dụng một cách hạn chế.

Bảng 4.19. Cách sử dụng thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra

ĐVT: Tỷ lệ % Chỉ tiêu Trang trại chăn nuôi

Quy mô chăn nuôi QMCN lớn QMCN vừa QMCN nhỏ Số hộ điều tra 15 35 72 43

1. Mua nguyên liệu về chế biến 0 0 9,7 20,9

2. Cám công nghiệp 80,0 68,6 12,5 11,6

3. Kết hợp cả hai 20,0 31,4 77,8 67,4

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2015) Người chăn nuôi trên địa bàn huyện Thuận Thành chủ yếu mua thức ăn

chăn nuôi từ các nguồn chính: mua trực tiếp từ công ty thức ăn chăn nuôi, mua thông qua các đại lý cấp I của Công ty, mua qua đại lý cấp II do tư nhân mở ra tại các địa phương, ở mỗi địa phương với vị trí địa lý và hình thức chăn nuôi khác nhau thì cách lựa chọn người cung cấp thức ăn chăn nuôi khác nhau. Với mỗi nhà cung cấp sẽ có một mức giá và các ưu đãi khác nhau cho người sản xuất, các hộ chăn nuôi mua thức ăn trực tiếp từ các công ty và các đại lý cấp I sẽ phải trả tiền ngay, nhưng các hộ sẽ mua được sản phẩm với giá thấp hơn và được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật từ phía công ty. Ngược lại, nếu mua thức ăn từ các đại lý cấp II thì được mua theo phương án trả chậm tới khi bán lợn thịt sẽ thanh toán tiền tuy nhiên các hộ sẽ phải chịu mức giá cao hơn từ 15 – 20.000 đồng/1 bao cám và không được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật từ phía công ty.

Như vậy, có thể thấy rằng chăn nuôi lợn thịt ở quy mô lớn hay chăn nuôi theo hình thức tổ chức trang trại thì cơ sở chăn nuôi thường sử dụng cám công nghiệp là chủ yếu, từ đó rút ngắn thời gian nuôi, đảm bảo chất lượng nạc đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh lãng phí, giảm thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi.

* Tình hình dịch bệnh và công tác thú y ở các hộ điều tra

Trong sản xuất nông nghiệp thì chịu tác động của các điều kiện tự nhiên ít hơn do vậy mà rủi ro gặp phải do ảnh hưởng của thời tiết cũng ít hơn, nhưng khi gặp phải dịch bệnh xẩy ra thì tác hại của chúng rất lớn gây hậu quả nghiêm trọng cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Bởi vì nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn là rất lớn, giá thành sản phẩm lại cao gây ảnh hưởng lớn cho chu kỳ tiếp theo. Để đảm bảo cho đàn lợn khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn mà vẫn đạt tỷ lệ nạc cao cần phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật, có nghĩa là công tác thú y phải được giám sát chặt chẽ.

Công tác thú y năm 2015 gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là kinh phí tiêm phòng không chủ động được cộng với sự thay đổi về khí hậu thời tiết khiến dịch bệnh phát sinh gây nên đàn lợn thịt chết nhiều. Tuy số lượng đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ (trích theo báo cáo Phòng nông nghịêp&PTNT huyện Thuận Thành) nhưng qua điều tra khảo sát các nhóm hộ của 4 xã điều tra thì đã có tới 638 con lợn thịt chết vì dịch bệnh và những loại bệnh khác, đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh về dịch tả, tụ huyết trùng và một số bệnh khác. Bệnh tụ huyết

trùng là bệnh truyền nhiễm diễn biến cấp tính gây tử vong hàng loạt không những cho lợn mà còn gây tử vong cho hàng loạt đàn trâu bò. Năm 2015, số lợn chết ở nhóm quy mô chăn nuôi lớn là 205 con, ở nhóm quy mô chăn nuôi vừa là 239 con, ở nhóm quy mô chăn nuôi nhỏ là 68 con, ở các trang trại chăn nuôi là 126 con. Vốn bỏ ra nhiều, lợn chết cũng nhiều, nguồn thức ăn cho lợn giá không ổn định tăng thường xuyên, thu không đủ bù chi nên dẫn tới tình trạng các hộ chán nản, bỏ cuộc, không dám đầu tư. Với tình trạng này kéo dài thì không những ảnh hưởng tới thu nhập của chính hộ chăn nuôi và còn ảnh hưởng rất lớn tới ngành chăn nuôi.

Bảng 4.20. Công tác tiêm phòng và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2015 Chỉ tiêu ĐVT Trang trại Qui mô QMCN lớn QMCN vừa QMCN nhỏ Tổng số Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng hộ điều tra hộ 15 35 72 43 1.Tổng số đầu lợn Con 6.180 9.275 10.296 2.537

2. Số con được tiêm phòng Con 6.180 100 7.723 83,3 6.761 65,7 730 28,8

3. Số bệnh lợn thường mắc Con

Dịch tả Con 395 6,4 628 6,77 699 6,79 174 6,9

Tụ huyết trung Con 207 3,3 319 3,44 366 3,55 97 3,8

Đóng dấu Con - - - - - - - -

Phó thương hàn Con - - - - - - - -

Bệnh khác Con 454 7,3 689 7,43 787 7,64 195 7,7

4. Tống số con chết do bệnh Con 126 2,0 205 2,21 239 2,32 68 2,7

* Khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và tập huấn

Thực hiện tốt công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật và tăng cường tập huấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất phát huy được các nguồn lực sẵn có, áp dụng triển khai sản xuất chăn nuôi một cách khoa học, giúp tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi.

- Khuyến nông

Các khuyến nông viên của xã có trình độ, trung cấp năng lực và nhiệt tình. Các xã luôn phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân trong xã góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế của xã.

Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp trong quá trình chăn nuôi của từng hộ cũng như trong toàn xã, nên đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở của xã chưa đáp ứng được tốt yêu cầu của người sản xuất, còn gây nên những bức xúc trong một số bộ phận các hộ nông dân trong địa bàn xã, nguyên nhân cũng là do một phần trình độ cán bộ khuyến nông viên còn hạn chế và chế độ ưu đãi của xã dành cho các khuyến nông viên chưa thật sự nhiệt tình với công việc của mình. Điều này cũng đang là một yếu tố làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt.

- Chuyển giao kỹ thuật

Các mô hình chuyển giao kỹ thuật được thực hiện từ năm 2009 trở lại đây bao gồm xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi an toàn, tiêm phòng cho lợn thịt…. Mặc dù việc chuyển giao kỹ thuật đã được quan tâm và hưởng ứng, tuy nhiên, số lượng người tham gia vẫn còn thấp. Do vậy, để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững cần tổ chức, tiến hành hoạt động chuyển giao kỹ thuật với số lượng nhiều hơn, xuống tận các thôn xóm.

- Tập huấn

So với việc triển khai các lớp khuyến nông và các mô hình chuyển giao kỹ thuật, số lượng người tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về chăn nuôi là khá cao và tăng dần qua các năm. Các lớp tập huấn, hội thảo được tổ chức tương đối rộng khắp, có nhiều nội dung mới và bao quát được nhiều vấn đề liên quan đến chăn nuôi. Theo thống kê của xã, các chương trình tập huấn đã được phổ biến đến các thôn trước lịch tập huấn rất lâu, mọi người có thể đăng kí và tham gia. Tuy nhiên, qua quá trình trình điều tra cho thấy, các buổi tập huấn về các nội dung này chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)