Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Chăn nuôi lợn ở nước ta đã có từ lâu đời, trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn của cả nước nói chung và huyện Thuận Thành nói riêng phát triển mạnh. Đặc biệt trong thời gian hiện nay, chăn nuôi lợn thịt đang trở thành xu hướng mạnh mẽ trong các xã trên địa bàn huyện như xã Nghĩa Đạo, Gia Đông, Đình Tổ, Ninh Xá...

Căn cứ vào tình hình thực tế chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận Thành, nghiên cứu chọn điều tra 15 trang trại và 150 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện. Với các hộ chăn nuôi lợn được tiến hành điều tra ở 3 xã: Nghĩa Đạo, Gia Đông, Đình Tổ, là những xã đại diện trên địa bàn huyện về khả năng phát triển chăn nuôi lợn thịt trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới. Ở mỗi xã, nghiên cứu chọn các nhóm hộ với những mức độ quy mô chăn nuôi khác nhau: quy mô lớn, vừa, nhỏ đảm bảo tính đại diện cho các loại hình sản xuất.

Số lượng mẫu điều tra được tổng hợp tại bảng 3.4. Bảng 3.4 Số lượng mẫu điều tra

Chỉ tiêu Số lượng mẫu

1. Trang trại chăn nuôi lợn (quy mô chăn nuôi lợn thịt có

thường xuyên từ 100 con trở lên – không kể lợn sữa) 15

2. Hộ chăn nuôi lợn thịt 150

- Nhóm hộ quy mô lớn (số lượng lợn thịt thường xuyên từ

60 con trở lên/lứa) 35

- Nhóm hộ quy mô vừa (số lượng lợn thịt thường xuyên từ 30 – 60 con/lứa)

72 - Nhóm hộ quy mô nhỏ (số lượng lợn thịt dưới 30 con/lứa) 43

3. Cán bộ huyện và các xã nghiên cứu 16

Tổng 181

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả (2015)

Số liệu thu thập các đơn vị chăn nuôi của huyện bằng phiếu điều tra. Những số liệu này dùng để phân tích về tình hình hiện trạng phát triển chăn nuôi, việc đầu tư sản xuất, kết quả, hiệu quả kinh tế, những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thông tin thứ cấp

+ Thu thập số liệu đã công bố từ sách, báo, tạp chí ở thư viện, tư liệu khoa, Cục Thống kê... về tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam và thế giới, về thị trường tiêu thụ thịt lợn trong phạm vi nghiên cứu đề tài.

+ Thu thập số liệu cơ bản về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện qua các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của Chi cục Thống kê, Phòng tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp &PTNT và của UBND các xã đại diện nghiên cứu.

* Thu thập số liệu thông tin sơ cấp

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về hiện tượng nghiên cứu bằng phương pháp điều tra chọn mẫu. Thiết kế phiếu điều tra dựa trên cơ sở mà đề tài nghiên cứu và tình hình cụ thể tại điểm nghiên cứu. Sau đó phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt.

- Mục đích cuộc điều tra: Qua điều tra, nhận định một cách khách quan toàn bộ sự vật và hiện tượng của đơn vị điều tra thông qua những khía cạnh như: Trình độ văn hoá, thu nhập, mức sống, nhân khẩu và lao động, tình hình chăn nuôi lợn của hộ trong thời gian qua, những kết quả đã đạt được và hạn chế cần khắc phục để từ đó đánh giá đúng thực trạng toàn bộ ngành chăn nuôi của huyện trong thời gian qua.

- Đối tượng và đơn vị điều tra:

Hộ đại diện về khả năng chăn nuôi lợn, những hộ này phải có quy mô chăn nuôi lớn, chăn nuôi vừa và chăn nuôi quy mô nhỏ (Bảng mẫu hộ gia đình điều tra).

- Nội dung điều tra: Từ mục đích điều tra chúng tôi xây dựng phiếu điều tra gồm 5 phần chính sau:

1. Thông tin về nông hộ 2. Nguồn vốn trong nông hộ

3. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 của nông hộ gồm trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và các ngành khác.

4. Tình hình về chăn nuôi lợn của hộ trong các năm qua; quy mô chăn nuôi, chuồng trại, giống lợn, nguồn thức ăn, công tác thú y, hình thức chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, hiệu quả nuôi lợn so với các ngành khác...

5. Các kiến nghị của hộ nông dân về phát triển chăn nuôi lợn nói chung và lợn thịt nói riêng.

- Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp nông hộ theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước. Mục đích nắm bắt thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phạm vi điều tra:

Chúng tôi tiến hành điều tra tại 3 xã: Nghĩa Đạo, Gia Đông, Đình Tổ trên địa bàn huyện đại diện về địa lý, kinh tế, khả năng phát triển việc chăn nuôi lợn

thịt để từ đó đánh giá đúng thực trạng chăn nuôi lợn thịt trong thời gian qua cũng như góp phần đưa ra được những giải pháp cho việc phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này giúp cho việc điều tra, thu thập được những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được chính xác cũng như việc phân tích tài liệu khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế chúng tôi tiến hành phân tổ thống kê các nhóm hộ theo tiêu thức quy mô chăn nuôi lợn thịt của hộ. Phân theo tiêu thức này để có thể so sánh được mức độ đầu tư chi phí và hiệu quả đạt được giữa các quy mô chăn nuôi khác nhau. Từ đó có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với từng nhóm hộ và có sự tác động phù hợp.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là để so sánh giữa các nhóm hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau, các xã về kết quả chăn nuôi lợn thịt, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giữa các năm để thấy được tốc độ phát triển. Từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp với từng yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt.

3.2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT

Việc phân tích tổ chức sản xuất; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cũng được tiến hành với sự phối hợp của các phương pháp và công cụ khác nhau.

3.2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Cách thức xử lý số liệu: Sau khi thu thập đủ số liệu điều tra các hộ, chúng tôi tiến hành kiểm tra, chuẩn hoá lại các thông tin cần thiết, loại bỏ các thông tin kém giá trị, thiết lập các biểu thống kê và các biểu tổng hợp theo ý tưởng nghiên cứu.

- Công cụ xử lý số liệu: Chúng tôi sử dụng chương trình M. EXEL để sử lý số liệu qua biểu tổng hợp điều tra

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bền vững

- Tổng giá trị sản xuất/1 đơn vị sản xuất. - Tổng giá trị sản xuất/1 lao động.

- Tổng thu nhập/1 lao động.

- Giá trị sản xuất/1 đơn vị sản xuất bình quân. - Số lượng lao động thuê ngoài/lao động.

Trong đó:

+ Giá trị sản xuất là giá trị toàn bộ sản phẩm thu được trong một đơn vị, trong một năm hay một chu kỳ sản xuất.

+ Thu nhập của các đơn vị sản xuất là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất, gồm cả công lao động trang trại và lợi nhuận mà trang trại có thể nhận được trong một năm.

+ Tổng giá trị sản xuất/1 lao động là giá trị sản xuất được tạo ra bởi một công lao động.

+ Tổng thu nhập/1 lao động là thu nhập tính trên một công lao động.

(1) Giá trị sản xuất (GO)

GO = (Qi * Pi) Trong đó:

GO: Kết quả sản xuất (giá trị sản xuất). Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i.

Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i.

Tổng giá trị sản xuất GO (Gross Output) của từng ngành kinh tế: tổng giá trị của các ngành sản xuất được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm năm báo cáo nhân với đơn giá. Để có thể so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu và thống nhất nội dung kinh tế, toàn bộ số liệu các năm được tính toán theo giá cố định năm 1994, theo giá do Tổng cục Thống kê ban hành. Tổng giá trị sản xuất (GO) sẽ được nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện, từng ngành kinh tế.

Ngoài chỉ tiêu trên, các chỉ tiêu về hiện vật, các loại sản phẩm và khối lượng các loại dịch vụ cũng được nghiên cứu sử dụng nhằm phản ánh kết quả sản xuất từng ngành, từng đối tượng.

(2) Chi phí trung gian IC (Intemdiate Consumption): Gồm toàn bộ các khoản chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho sản xuất. Trong chi phí trung gian không bao gồm thuế và khấu hao tài sản cố định. Chi phí trung gian bao gồm các yếu tố sau:

- Chi phí vật chất: nguyên vật liệu chính, phụ; nhiên liệu; điện; nước; khí đốt; chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng…

- Chi phí dịch vụ: vận tải, thương nghiệp, sửa chữa tư liệu sinh hoạt, bảo hiểm, pháp lý, quảng cáo, tư vấn…

(3)Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó:

VA = GO – IC

(4)Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA - Khấu hao - Thuế - Lãi vay. - Hiệu quả sử dụng lao động = giá trị sản xuất/tổng lao động.

- Hiệu quả sử dụng đất đai = Giá trị sản xuất/diện tích. - Hiệu quả sử dụng vốn = Giá trị sản xuất/vốn đầu tư.

- Hiệu quả sử dụng chi phí = Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian. - Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng.

(5) Chỉ tiêu Hiệu quả

- GO/IC (giá trị sản xuất/ chi phí trung gian). - Chỉ tiêu tính toán

+ VA/IC (Giá trị gia tăng/ chi phí trung gian). + MI/IC (Thu nhập hỗn hợp/ chi phí trung gian).

3.2.4.2. Chỉ tiêu phát triển bền vững về xã hội

- Tạo việc làm: Các đơn vị sản xuất chăn nuôi tạo lượng việc làm cho các lao động nhàn rỗi ở địa phương, giúp tăng thu nhập cho họ và thúc đẩy xã hội phát triển.

cao mà chủ yếu là lao động chân tay và quen việc làm là chính vì vậy sẽ thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động lớn tuổi và phụ nữ.

- Xoá đói giảm nghèo trong nông thôn: Lao động trong trang trại sẽ có mức thu nhập ổn định hàng tháng vì thế sẽ tạo ra của cải vật chất cho gia đình họ, sẽ góp 1 phần trong xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.

- Tình hình ổn định trật tự xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

3.2.4.3. Chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường

- Số trang trại có hệ thống xử lý phân thải tăng lên: - Tần suất dịch bệnh giảm.

- Tạo môi trường xanh: do trang trại xử lý tốt được khâu chất thải trong chăn nuôi và nó có mối quan hệ mật thiết với trồng trọt trong gia đình cũng như trong địa phương nên sẽ tạo ra môi trường xanh, thân thiện môi trường sống.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH BẮC NINH

4.1.1. Khái quát về phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận Thành

4.1.1.1. Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành

Những năm gần đây, cùng với các chính sách phát triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh cũng có những quan tâm nhất định đối với lĩnh vực này. Những chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi của tỉnh Bắc Ninh đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chăn nuôi lợn nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn các huyện thị trong tỉnh thời gian qua, trong đó có huyện Thuận Thành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh chưa có một chính sách đặc thù nào dành riêng cho phát triển chăn nuôi lợn thịt, do đó, chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung chưa thật sự tạo ra được những bước đột phá.

Bảng 4.1. Tổng hợp một số chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tên chính sách Nội dung I. Chính sách của Nhà nước

1. Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính Trị

Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chú trọng khâu giống và công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; Thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất và hạ giá thành, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp

2. Nghị quyết số 03/2000/NQ- CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ

Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân, hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong

Tên chính sách Nội dung

cơ chế thị trường 3. Quyết định số 394/QĐ-TTg

ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến: Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường 4. Quyết định số 10/2008/QĐ-

TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020

5. Quyết định số

2194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/12/2009

Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi thủy sản đến năm 2020

II. Chính sách của địa phương

1. Quyết định số: 318/2014/QĐ- UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh

Về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”

- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời được hưởng chính sách đặc thù của tỉnh

2. Quyết định số: 31/2015/QĐ- UBND ngày 28 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3. Quyết định số 1364/QĐ- UBND ngày 02 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh

Quyết định về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2011 – 2015.

4.1.1.2. Tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đây là một trong những hướng phát triển mũi nhọn của huyện Thuận Thành trong việc chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)