Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 59)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thông tin thứ cấp

+ Thu thập số liệu đã công bố từ sách, báo, tạp chí ở thư viện, tư liệu khoa, Cục Thống kê... về tình hình phát triển chăn ni lợn ở Việt Nam và thế giới, về thị trường tiêu thụ thịt lợn trong phạm vi nghiên cứu đề tài.

+ Thu thập số liệu cơ bản về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện qua các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của Chi cục Thống kê, Phòng tài ngun mơi trường, Phịng nơng nghiệp &PTNT và của UBND các xã đại diện nghiên cứu.

* Thu thập số liệu thông tin sơ cấp

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về hiện tượng nghiên cứu bằng phương pháp điều tra chọn mẫu. Thiết kế phiếu điều tra dựa trên cơ sở mà đề tài nghiên cứu và tình hình cụ thể tại điểm nghiên cứu. Sau đó phỏng vấn trực tiếp hộ nơng dân chăn ni lợn thịt.

- Mục đích cuộc điều tra: Qua điều tra, nhận định một cách khách quan toàn bộ sự vật và hiện tượng của đơn vị điều tra thơng qua những khía cạnh như: Trình độ văn hoá, thu nhập, mức sống, nhân khẩu và lao động, tình hình chăn ni lợn của hộ trong thời gian qua, những kết quả đã đạt được và hạn chế cần khắc phục để từ đó đánh giá đúng thực trạng tồn bộ ngành chăn nuôi của huyện trong thời gian qua.

- Đối tượng và đơn vị điều tra:

Hộ đại diện về khả năng chăn nuôi lợn, những hộ này phải có quy mơ chăn ni lớn, chăn nuôi vừa và chăn nuôi quy mô nhỏ (Bảng mẫu hộ gia đình điều tra).

- Nội dung điều tra: Từ mục đích điều tra chúng tơi xây dựng phiếu điều tra gồm 5 phần chính sau:

1. Thơng tin về nông hộ 2. Nguồn vốn trong nông hộ

3. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 của nông hộ gồm trồng trọt, chăn ni, dịch vụ và các ngành khác.

4. Tình hình về chăn ni lợn của hộ trong các năm qua; quy mô chăn nuôi, chuồng trại, giống lợn, nguồn thức ăn, cơng tác thú y, hình thức chăn ni, hỗ trợ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, hiệu quả nuôi lợn so với các ngành khác...

5. Các kiến nghị của hộ nơng dân về phát triển chăn ni lợn nói chung và lợn thịt nói riêng.

- Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp nông hộ theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước. Mục đích nắm bắt thơng tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phạm vi điều tra:

Chúng tôi tiến hành điều tra tại 3 xã: Nghĩa Đạo, Gia Đơng, Đình Tổ trên địa bàn huyện đại diện về địa lý, kinh tế, khả năng phát triển việc chăn ni lợn

thịt để từ đó đánh giá đúng thực trạng chăn nuôi lợn thịt trong thời gian qua cũng như góp phần đưa ra được những giải pháp cho việc phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)