Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 41)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững

2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn

2.1.6.1. Các nhân tố khách quan

a. Chính sách phát triển ngành chăn ni lợn thịt của Đảng và Nhà nước

Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn thịt chịu ảnh hưởng của chính sách phát triển ngành chăn ni nói chung và chính sách phát triển ngành chăn ni lợn thịt của từng vùng miền, từng địa phương và từng giai đoạn phát triển.

Chính sách phát triển chăn ni lợn thịt của Đảng và Nhà nước sẽ là cơ sở cho các địa phương xây dựng chính sách phát triển chăn ni lợn thịt trên địa bàn mình; đồng thời cũng là cơ sở cho các ngành có liên quan như ngành trồng trọt (liên quan đến sản xuất nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi), ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp chế biến các nguyên liệu phụ trợ phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi… xây dựng định hướng phát triển của ngành mình.

Hướng tới ngành chăn ni lợn thịt bền vững, Đảng và Nhà nước cần phải có quy hoạch vùng chăn ni tập trung, các khu vực sản xuất thức ăn chăn nuôi tập trung và các các khu vực giết mổ, chế biến lợn thịt tập trung… có như thế mới tạo dụng được một ngành công nghiệp chăn nuôi lợn thịt, mới tạo ra được sản phẩm lợn thịt an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý địa hình: sự khác nhau về vị trí địa lý, địa hình sẽ tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau, những vùng sinh thái khác nhau và ở mỗi nơi có những giống lợn địa phương khác nhau thích nghi phát triển.

- Khí hậu, thời tiết, nguồn nước: Các yếu tố về khí hậu, thủy văn như lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự sinh trưởng, phát triển của các lồi động thực vật nói chung và lợn nói riêng. Những vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi có cơ hội để phát triển chăn ni lợn thịt.

Nguồn nước cho phát triển chăn nuôi lợn thịt là yếu tố không thể thiếu. Nước cần cho nhu cầu sống của vật nuôi cũng như các loại thức ăn khác cho chăn nuôi lợn thịt. Nguồn nước thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn vật nuôi.

c. Sự phát triển của công nghệ trong chăn ni

Phân tích về sự phát triển của ngành, các chuyên gia đề xuất, trước hết cần thống nhất phương pháp thống kê sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm của ngành chăn ni, vì đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với ngành chăn nuôi nhằm đánh giá đúng vị trí và đóng góp của ngành chăn ni, là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn ni.

Tiếp đó, cần đầu tư các cơ sở nuôi giữ, bảo tồn, chọn lọc và nhân các giống quý trong nước để làm nguyên liệu lai giữa các giống nội và lai giữa các giống nội với ngoại, tạo con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng xuất khẩu. Khuyến khích phát triển cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành thức ăn.

Mục tiêu xây dựng nền chăn ni an tồn sinh học, bền vững được đề ra trong bối cảnh ngành chăn ni cịn đối mặt với nhiều gian khó, khơng chỉ ở cấp Bộ, bản thân các địa phương có lợi thế phát triển ngành chăn nuôi hiện nay cũng cần chủ động và huy động các nguồn lực đầu tư tại địa bàn để hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển. Cần chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm mà địa phương có lợi thế, từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Đối với những giống vật nuôi bản địa cho sản phẩm chất lượng cao nhưng có nguy cơ mai một cần có định hướng và đề ra các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ là một trong những yếu tố để phát triển nơng nghiệp nơng thơn nói chung và phát triển chăn ni lợn thịt nói riêng. Trong chăn ni lợn thịt, yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ thể hiện đó là: Quy trình nhân giống, lai tạo giống, thử nghiệm giống tốt có chất lượng cao và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng địa phương; Kỹ thuật xây chuồng trại cho đàn lợn; Cơng nghệ và quy trình chế biến thức ăn cho lợn; Quy trình và cơng nghệ chế biến sản phẩm. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất. Vì vậy, đầu tư khoa học kỹ thuật chính là phương hướng đầu tư sớm mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt, góp phần phát triển chăn ni lợn thịt bền vững theo chiều sâu.

* Yếu tố về kỹ thuật

- Giống: Giống cùng với thức ăn là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng chăn nuôi. Việc lựa chọn con giống cần phải đảm bảo về trọng lượng và tầm vóc cũng như mục đích của q trình chăn ni.

Hiện nay, chất lượng con giống lợn trên thị trường chưa được kiểm soát chặt chẽ, phần đa là người chăn ni tự chọn lọc con giống trong q trình chăn ni, số ít trường hợp mới mua và lựa chọn con giống ở những trung tâm, trại sản xuất con giống.

- Cơng tác chăm sóc và ni dưỡng: Chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung ở quy mô nhỏ lẻ, số lượng ít, chăn ni theo hướng tận dụng nguồn thức ăn gia đình, sử dụng lao động gia đình… chưa có sự đầu tư trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng cũng như việc theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng phát triển của đàn lợn ni để kịp thời có sự điều chỉnh về cách thức chăm sóc, ni dưỡng cho phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của lợn. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của đàn lợn ni có những nhu cầu khác nhau về chế độ và khẩu phần ăn, việc theo dõi và phịng bệnh cũng có sự khác nhau…

- Phương thức chăn nuôi: với mỗi một quy mô chăn nuôi khác nhau, hộ chăn nuôi sẽ lựa chọn cho mình một phương thức chăn ni phù hợp. Dựa trên cơ sở phương thức chăn nuôi của hộ mà việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn ni có sự khác nhau giữa các hộ. Có 3 phương thức chăn ni lợn thịt chủ yếu hiện nay là: chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và chăn nuôi theo hướng tận dụng.

- Dịch bệnh và công tác quản lý dịch bệnh: Dịch bệnh mang lại nhiều rủi ro trong chăn nuôi, nhất là ở những quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ, người chăn nuôi hầu như chưa có sự quan tâm đến cơng tác phịng dịch bệnh cho đàn nuôi, đến khi dịch bệnh bùng phát thường gây thiệt hại lớn cho hộ chăn ni. Do đó, cơng tác phịng và quản lý dịch bệnh là một trong những công cụ giúp giảm rủi ro trong chăn nuôi cần được quan tâm không chỉ đối với người chăn nuôi mà cả từ phía các cơ quan quản lý.

d. Hoạt động liên kết của các tác nhân tham gia trong chăn nuôi lợn thịt

Người chăn nuôi chỉ là một mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm lợn thịt của ngành chăn nuôi. Chuỗi giá trị này được hình thành xuyên suốt từ các doanh nghiệp cung cấp thức ăn chăn nuôi, các trung tâm cung cấp con giống; sau đó mới đến người chăn nuôi với các yếu tố đầu vào là con giống, thức ăn chăn nuôi trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi; và tiếp đến là các cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thịt. Tất cả sẽ hiệu quả chỉ khi các mắt xích trong chuỗi giá trị này có sự liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để cùng hoàn thiện và phát triển.

e. Yếu tố thị trường

Đầu ra của sản phẩm luôn là mối quan tâm, lo lắng đối với người chăn nuôi. Nguyên nhân là do trong chăn nuôi thường gặp rủi ro lớn hơn so với các ngành khác vì nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, yếu tố dịch bệnh và sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào (chủ yếu là thức ăn chăn nuôi). Việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ lợn thịt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi yên tâm phát triển chăn nuôi, lựa chọn hướng đầu tư có hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất những rủi ro thường gặp trong chăn ni từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi.

g. Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững

Việc thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất chăn ni lợn thịt để đảm bảo tính ổn định trong đàn lợn thịt, cung cấp một khối lượng sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương là hết sức cần thiết và cấp bách. Nguyên tắc để lập và hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất chăn nuôi lợn thịt bền vững là phát triển sản xuất chăn nuôi lợn thịt tập trung theo hướng thâm canh và cơng nghiệp hóa từ sản xuất đến thu mua, chế biến ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng lao

động, đất đai, khí hậu. Từ đó, mỗi địa phương phải hồn thiện quy hoạch vùng chăn ni lợn thịt của mình trên cơ sở quy hoạch chung.

2.1.7.2. Các nhân tố chủ quan a. Lao động trong chăn ni

- Lao động: chăn ni phải có trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật và kỹ năng lao động để có thể tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm chăn ni tiên tiến. Trình độ học vấn, chun mơn và kinh nghiệm chăn ni lợn thịt của người chủ nơng hộ có vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi lợn của hộ.

Chủ hộ hay chủ trang trại phải là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về chăn nuôi và quản lý kinh doanh.

Người chủ hộ là người có những tố chất cần thiết để tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Những tố chất cần thiết và chủ yếu của chủ trang trại là: Có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nơng; Có năng lực tổ chức quản lý; Có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về hoạch tốn, phân tích kinh doanh, tiếp cận thị trường...

Phần lớn các chủ trang trại muốn hội tụ các tố chất cần thiết cũng trải qua một q trình nhất định. Mức độ hồn thiện của các tố chất cũng gắn liền với các giai đoạn phát triển của trang trại.

b. Quỹ đất dành cho chăn ni

Quy mơ đất đai, địa hình và đặc điểm nơng hóa thổ nhưỡng có liên quan mật thiết đến môi trường cho chăn nuôi lợn thịt bền vững. Phát triển chăn nuôi lợn thịt theo quy mơ trang trại cần có đầy đủ đất đai để xây dựng chuồng trại cũng như phát triển nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt.

c. Vốn đầu tư cho chăn ni

Trong q trình sản xuất kinh doanh vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo các yếu tố đầu vào. Trong chăn nuôi người nông dân cần lượng vốn khá lớn để đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng trại và trồng các loại thức ăn cho chăn nuôi. Để phát triển chăn ni lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mơ lớn thì nhu cầu về vốn đang là một vấn đề khó đối với các hộ nơng dân, đặc biệt

là hộ nghèo. Việc đảm bảo được vốn đầu tư sản xuất sẽ quyết định đến phát triển chăn nuôi lợn thịt một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)