Khái niệm pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 40 - 41)

dụng các thiết bị đã được phóng vào hoặc xuyên qua khoảng không vũ trụ để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thương mại. Các lĩnh vực hoạt động khai thác,

sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại có thể kể đến nhƣ: vệ tinh viễn thông; dịch vụ th vệ tinh, th mua hệ thống phát sóng vơ tuyến, sản xuất thiết bị mặt đất, sản xuất vệ tinh, hình ảnh vệ tinh, vệ tinh hàng hải; vận tải trong khoảng không vũ trụ; du lịch trong khoảng không vũ trụ (không gian) và bảo hiểm hoạt động trong khoảng không vũ trụ.

2.1.1.3. Khái niệm pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại nhằm mục đích thương mại

Để rút ra khái niệm pháp luật quốc tế về khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại, trƣớc hết chúng ta nên đi từ khái niệm pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ hay gọi một cách ngắn gọn là luật vũ trụ quốc tế. Pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế (quốc gia và tổ chức quốc tế liên quốc gia) trong quá trình tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sử dụng, khai thác, và bảo vệ khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác [1, tr.458]. Trong các giáo trình Cơng pháp quốc tế [4, tr. 456-520] và giáo trình Luật quốc tế theo quan điểm luật quốc tế chỉ bao gồm công pháp quốc tế của Việt Nam [26, tr. 223-240] thì luật vũ trụ quốc tế đều nằm trong một chƣơng riêng. Cuốn sách nổi tiếng thế giới “Luật quốc tế” (“International law”) của tác giả Malcolm N. Shaw của Nhà xuất bản danh tiếng Cambridge nêu quan điểm phạm vi Luật quốc tế theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm Công pháp quốc tế [61, pp. 43-49] và cũng có một phần riêng về Luật khoảng không vũ trụ (Law of outer space) nằm trong Chƣơng X - Lãnh thổ (Territory) của cuốn sách [61, pp. 541-552]. Tuy nhiên, nhƣ tác giả đã đề cập tại tiểu mục 2.1.1.2, quan hệ “thƣơng mại” đang đƣợc nghiên cứu tại luận án này là thƣơng mại hỗn hợp công-tƣ. Chủ thể tiến hành các hoạt động liên quan đến khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại khơng

chỉ bao gồm các quốc gia mà còn các tổ chức tƣ nhân. Do đó, pháp luật về khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại tuy rằng phần lớn thuộc phạm vi nhƣng khơng hồn tồn nằm trong Cơng pháp quốc tế mà cịn có một phần giao thoa với Tƣ pháp quốc tế. Hay nói một cách khác, đó là lĩnh vực thuộc về pháp luật quốc tế phát triển theo xu thế hiện đại trên thế giới hiện nay.

Nhƣ vậy, pháp luật quốc tế về khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích

thương mại là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được cộng đồng quốc tế thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế (quốc gia và tổ chức quốc tế liên quốc gia) và các tổ chức tư nhân được quốc gia uỷ quyền trong quá trình tiến hành sử dụng khoảng khơng vũ trụ, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thương mại.

Tuy nhiên, các văn bản pháp lý quốc tế không đề cập đến chủ thể sử dụng khoảng không vũ trụ và tiến hành hoạt động công nghệ vũ trụ là các tổ chức hoặc cá nhân mà chỉ đề cập đến các quốc gia và nguyên tắc áp dụng đối với các quốc gia. Các quốc gia chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ và hoạt động công nghệ vũ trụ của các cá nhân, tổ chức cƣ trú hoặc mang quốc tịch của quốc gia đó [4, tr. 462]. Điều 4 Hiệp ƣớc vũ trụ 1967 quy định : “Trách nhiệm của quốc gia bao trùm lên các hoạt động Nhà nƣớc bất kỳ nào, không phụ thuộc vào việc hoạt động này đƣợc cơ quan Nhà nƣớc hay pháp nhân phi chính phủ thực hiện”. Quốc gia đăng ký và phóng phƣơng tiện bay vũ trụ có nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với các hoạt động của mình trong khoảng khơng vũ trụ (bao gồm hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc và các pháp nhân phi chính phủ có quốc tịch của quốc gia) và các thiệt hại có thể có do các hoạt động đó gây ra cho các nƣớc khác. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế liên quốc gia và các quốc gia thành viên khi có hoạt động trong khoảng khơng vũ trụ cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế phát sinh theo quy định của luật quốc tế về khoảng không vũ trụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)