Vấn đề hoàn thiện pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 148 - 149)

mục đích thƣơng mại là rất cần thiết. Luận án đã chỉ ra những thách thức pháp lý trong quá trình thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Từ đó, Luận án đƣa ra các đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật quốc tế về lĩnh vực này.

Một là, chúng ta cần xây dựng đầy đủ những quy định pháp luật quốc tế điều

chỉnh hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ để theo kịp với thực tiễn đa dạng và phức tạp của hoạt động khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại hiện nay.

Hai là, chúng ta cần bổ sung các quy định pháp lý để khẳng định rõ ràng

nguyên tắc không cá nhân hoặc tổ chức và quốc gia nào đƣợc tuyên bố chủ quyền trên khoảng không vũ trụ và các thiên thể ngoài trái đất bao gồm cả mặt trăng và các thiên thể khác.

Ba là, chúng ta cần có quy định khung về trách nhiệm pháp lý của cá nhân và

tổ chức đối với quốc gia và quốc tế trong quá trình khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại.

Bốn là, với xu thế phát triển đa dạng nhiều lĩnh vực hiện nay của hoạt động

khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ thì các quốc gia cần đƣa ra những thỏa thuận giới hạn các hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại gồm những hoạt động nào để phân định với mục đích quân sự.

Năm là, cần định nghĩa rõ ràng và phân định ranh giới giữa vùng trời và

khoảng không vũ trụ để giảm thiểu tranh chấp giữa các quốc gia, đƣa ra nguyên tắc sử dụng quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh một cách hợp lý, tiết kiệm và công bằng.

Sáu là, cần bổ sung một số quy định pháp lý có liên quan đến: (i) Vấn đề khai

thác tài nguyên trong khoảng không vũ trụ và trên Mặt trăng, các hành tinh khác; (ii) Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại; (iii) Chấp nhận về mặt nguyên tắc sự tham gia của tổ chức kinh tế phi nhà nƣớc/phi chính phủ/tƣ nhân trên cơ sở ủy quyền, cấp phép của các quốc gia thành viên theo quy định của pháp luật quốc tế; (iv) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thƣơng mại trong quá trình khai thác, hợp tác nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ giữa các quốc gia và các tổ chức kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)