Từ những sự kiện pháp lý phát sinh trong lĩnh vực khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia nêu trên đặt ra một số vấn đề cần phải xem xét giải quyết nhƣ sau:
Vấn đề trước tiên là thủ tục pháp lý cần thực hiện để đàm phán dành quỹ đạo
và tuyên bố chủ quyền đối với tần số, quỹ đạo của Việt Nam. Quỹ đạo vệ tinh là một tài nguyên có hạn. Trên quỹ đạo địa tĩnh trong cùng một băng tần chỉ có thể hoạt động khơng q 145 vệ tinh, mà khơng gây can nhiễu lẫn nhau. Chính vì vậy, nên từ khi vệ tinh viễn thơng đầu tiên đƣợc đƣa vào hoạt động năm 1963, các nƣớc đua nhau đăng ký vị trí quỹ đạo địa tĩnh. Nhƣng Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) chỉ chấp nhận đăng ký quỹ đạo theo nguyên tắc ai đến trƣớc đƣợc đăng ký trƣớc, ngƣời đến sau không đƣợc gây can nhiễu cho ngƣời đến trƣớc và phải đƣợc sự chấp thuận của ngƣời đến trƣớc khi đăng ký. Quá trình này theo kinh nghiệm của Việt Nam từ sự kiện Vinasat-1, Vinasat-2 là rất phức tạp. Do mỗi nƣớc có khoảng từ 5 đến 40 hệ thống và hồ sơ của hệ thống dày từ 150 đến 400 trang nên đây là cả một khối lƣợng công việc rất lớn. Để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục pháp lý, Việt Nam nên phối hợp với các nhà thầu nƣớc ngoài đã ký Hợp đồng với tổ chức kinh tế đƣợc nhà nƣớc Việt Nam ủy quyền cùng đảm nhận việc đàm phán dành quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh. Mặt khác, Việt Nam cũng có thể đƣa ra điều kiện ràng buộc với nhà thầu của quốc gia phát triển, có tiềm lực và kinh nghiệm về vấn đề hỗ trợ thủ tục đàm phán dành quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh.
Vấn đề đặt ra thứ hai là Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lƣỡng những quy định
pháp lý quốc tế về dành quỹ đạo đƣợc Tổ chức tin học thế giới ban hành để đƣa ra quy trình pháp lý đối với Việt Nam trong lĩnh vực đăng ký hoạt động vệ tinh để phục vụ hoạt động khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại.
Vấn đề đặt ra thứ ba là để đảm bảo thực hiện các văn bản thỏa thuận của Việt
Nam đã ký kết với các quốc gia nƣớc ngoài hoặc tham gia dự án chế tạo Vệ tinh chung, cần chuẩn bị một số điều kiện cụ thể: (i) các quy tắc bảo mật trong cơng trình nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại; (ii) cần nghiên cứu để áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế trong lĩnh vực hoạt động công nghệ vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại; (iii) cần xây dựng các quy định pháp luật chặt chẽ để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức Việt Nam trong quá trình tham gia vào hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại, kinh tế; (iv) cần cụ thể hóa các thỏa thuận của Việt Nam với các quốc gia đối tác về quyền khai thác các sản phẩm công nghệ vũ trụ là kết quả của quá trình hợp tác, phân định rõ quyền khai thác giá trị thƣơng mại của các sản
phẩm đã chế tạo ra và phóng lên khoảng không vũ trụ trong mối quan hệ hợp tác để phịng ngừa những tranh chấp thƣơng mại có thể xảy ra. Đặc biệt trong các trƣờng hợp “phóng nhờ” vệ tinh đã nêu trong Dự án vệ tinh nhỏ thì vấn đề bảo vệ quyền sở hữu của Việt Nam đối với vệ tinh nhỏ cũng rất đáng lƣu ý.
Vấn đề thứ tư đặt ra là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân
Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nƣớc ngồi có thể nảy sinh trong lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Liệu cơ quan tài phán nào có thẩm quyền giải quyết và vụ việc tranh chấp đƣợc coi là tranh chấp giữa quốc gia - quốc gia hay tổ chức, cá nhân trực tiếp với tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là khi tranh chấp có liên quan đến vấn đề giải quyết bồi thƣờng thiệt hại gây ra do hành vi vi phạm trong quá trình khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại - trong điều kiện mà pháp luật quốc tế đã ghi nhận nguyên tắc chịu trách nhiệm quốc gia.
Cuối cùng, vấn đề cũng không kém phần quan trọng là phƣơng hƣớng cụ thể
để thực hiện chủ trƣơng đƣa các ứng dụng của công nghệ vũ trụ vào phục vụ rộng rãi và thƣờng xuyên cho nhu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế, mở rộng và thƣơng mại hoá các sản phẩm ứng dụng công nghệ vũ trụ.