nhằm mục đích thương mại
Nhƣ đã phân tích, pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại nằm trong pháp luật vũ trụ quốc tế - ngành luật mà sự xuất hiện và phát triển gắn liền với hoạt động nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ. Học thuyết đầu tiên về Luật vũ trụ quốc tế đã đƣợc hình thành từ đầu thế kỷ XX. Trƣớc khi có sự kiện phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1957 của Liên Xô (thƣờng đƣợc gọi là sự kiện “Sputnik”), một số nhà khoa học đã nghiên cứu một số vấn đề pháp lý có thể nảy sinh khi nhân loại tiến vào vũ trụ [1, tr. 129].
Sau sự kiện “Sputnik” này, cộng đồng quốc tế lập tức thấy rằng cần phải hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế để điều chỉnh hành vi của các quốc gia trong khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Trách nhiệm này đƣợc giao cho Liên hợp quốc, một tổ chức đƣợc thành lập để “duy trì hịa bình và an ninh quốc tế” và “khuyến khích việc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế”. Vì vậy, Liên hợp quốc trở thành đầu mối cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại và cho việc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ của pháp luật vũ trụ quốc tế sau này nói chung. Phóng vệ tinh nhân tạo “Sputnik” là một hoạt động gắn liền với khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại nên có thể ngầm hiểu rằng sự ra đời và phát triển của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực hẹp này cũng diễn ra đồng thời với sự ra đời và phát triển của luật vũ trụ quốc tế. Quá trình phát triển của pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại bắt đầu từ năm 1958, khi Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thành lập Ủy ban về sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình (COPUOS). Ủy ban đã thành lập hai tiểu ban, một tiểu ban về pháp lý và một tiểu ban về khoa học và kỹ thuật để giúp việc cho mình. Năm 1963, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Tuyên bố về các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các hoạt
động của các quốc gia trong việc thăm dị và sử dụng khoảng khơng vũ trụ”. Tun bố này là cơ sở quan trọng cho việc ký kết Hiệp ƣớc Vũ trụ năm 1967 – điều ƣớc quốc tế đa phƣơng quan trọng nhất về vũ trụ. Việc ký kết Hiệp ƣớc là bƣớc tiến quan trọng đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển pháp luật vũ trụ quốc tế nói chung và pháp luật về khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại nói riêng. COPUOS cũng đã soạn thảo và thông qua bốn điều ƣớc quốc tế đa phƣơng trong đó có ba điều ƣớc chứa các quy định điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong quá trình khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Đó là Cơng ƣớc Trách nhiệm năm 1972; Công ƣớc Đăng ký năm 1976; và Hiệp ƣớc Mặt trăng năm 1979. Bên cạnh đó, COPUOS cịn soạn thảo và đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm bộ nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia trong khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Đó là: Tun bố về nguyên tắc pháp lý điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc thăm dị và sử dụng khoảng khơng vũ trụ, các nguyên tắc điều chỉnh việc sử dụng vệ tinh nhân tạo của Trái đất vào mục đích truyền hình quốc tế trực tiếp, các nguyên tắc liên quan đến viễn thám Trái đất từ ngoài khoảng không vũ trụ, các nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng nguồn năng lƣợng hạt nhân trong vũ trụ, và Tuyên bố về hợp tác quốc tế trong việc thăm dò và sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì lợi ích của tất cả các nƣớc, có tính đến nhu cầu của các nƣớc đang phát triển. Mục đích của các điều ƣớc quốc tế và các bộ quy tắc điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia trên vũ trụ là góp phần duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Các nguyên tắc pháp lý trong các điều ƣớc này đã góp phần ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ, ngăn cấm hành vi chiếm hữu vũ trụ, bảo vệ quyền tự do thăm dị và khai thác khoảng khơng vũ trụ, giải quyết thỏa đáng trách nhiệm đối với tổn hại do các vật thể phóng vào vũ trụ gây ra, bảo đảm an toàn và sự trợ giúp cho các con tàu vũ trụ và các nhà du hành vũ trụ, ngăn chặn các hoạt động phá hoại môi trƣờng vũ trụ, xác định rõ trách nhiệm thông báo và đăng ký các vật thể đƣa vào khoảng không vũ trụ và giải quyết các tranh chấp liên quan đến vũ trụ.
Nhƣ vậy, các điều ƣớc quốc tế ngay từ khi ra đời đã chủ yếu hƣớng đến điều chỉnh các hành vi khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại của các quốc gia và cũng mở đầu cho thời kỳ sơ khai của luật vũ trụ. Sự phát triển của các điều ƣớc quốc tế này cũng đánh dấu từng giai đoạn phát triển của Luật Vũ trụ quốc tế. Sự phát triển của các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng có chứa các quy định về khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại có thể đƣợc phân chia thành ba giai đoạn chính:
Trƣớc tiên là giai đoạn thảo luận để xây dựng một nghị quyết về việc sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình nói chung, đặt nền tảng pháp lý cho việc
khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Ngay sau sự kiện vệ tinh nhân tạo đầu tiên đƣợc phóng lên, cộng đồng quốc tế xét thấy cần phải có những quy định pháp lý quốc tế về loại hình hoạt động mới này. Vấn đề đƣợc thảo luận ban đầu là có nên cho rằng luật hàng không quốc tế đã phát triển từ đầu thế kỷ 20 bao gồm cả các hoạt động vũ trụ hay khơng. Mục tiêu chính của những cuộc thảo luận là một mặt hiểu rõ vị trí pháp lý của khoảng không vũ trụ và các vật thể vũ trụ. Từ đó, các cƣờng quốc đều tán thành Luật Vũ trụ quốc tế cần phải đƣợc đàm phán trong khuôn khổ Liên hợp quốc và một ủy ban lâm thời của Đại hội đồng Liên hợp quốc - Ủy ban Liên hợp quốc về sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình, đã đƣợc thành lập bởi các cƣờng quốc và một vài quốc gia khác có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này. Hai nghị quyết đƣợc Ủy ban sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình chuẩn bị và đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1961 và năm 1963, mở ra kỷ nguyên mới về luật vũ trụ. Cuối cùng, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1963, các quốc gia đã đi đến kết luận đánh dấu kết thúc giai đoạn này: khoảng không vũ trụ và các thiên thể khơng thể bị chiếm hữu dƣới bất kỳ hình thức nào.
Giai đoạn thứ hai là hình thành khung pháp luật quốc tế về khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại, mở đầu bằng Hiệp ƣớc khoảng không vũ trụ - một sự cụ thể hóa của Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1963. Hiệp ƣớc nêu tất cả các nguyên tắc chính của hoạt động trong khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích khác nhau, trong đó có mục đích thƣơng mại. Hiệp ƣớc đã đƣợc 103 quốc gia phê chuẩn và 25 quốc gia ký tính đến ngày 01/01/2014 mặc dù có một số các quốc gia chƣa hoặc rất ít hoạt động vũ trụ. Các nguyên tắc chủ yếu đƣợc nêu trong Hiệp ƣớc khoảng không vũ trụ và đã đƣợc cụ thể hóa trong những văn bản pháp luật vũ trụ sau này. Vào năm 1968, Hiệp ƣớc về cứu hộ phi hành gia, trả lại phi hành gia và trả lại các vật thể đã đƣợc phóng vào khoảng khơng vũ trụ đƣợc thông qua và đặt nền tảng cho nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong việc hỗ trợ các phi hành gia. Ngoài ra, năm 1972, một Công ƣớc rất quan trọng - Công ƣớc về trách nhiệm quốc tế đối với những thiệt hại do các tàu vũ trụ gây ra đã đƣợc thông qua, quy định chi tiết về các nguyên tắc trách nhiệm của Hiệp ƣớc về khoảng không vũ trụ năm 1967. Vào năm 1975, Cơng ƣớc về đăng ký các vật thể đƣợc phóng vào Khoảng không vũ trụ đƣợc đã đƣợc ký kết và quy định chi tiết về nghĩa vụ pháp lý quốc tế về đăng ký các vật thể tại một cơ quan đăng ký của quốc gia cũng nhƣ quốc tế. Cuối cùng vào năm 1979, Hiệp ƣớc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên mặt trăng và các thiên thể khác đã đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và ký kết. Tất cả năm điều ƣớc quốc tế đa phƣơng đều đang có hiệu lực nhƣng hiện ở tình trạng gia nhập khác nhau [4, tr. 475-481].
Giai đoạn thứ ba là xây dựng các Nghị quyết cụ thể hóa các điều ƣớc đa phƣơng của Liên hợp quốc trong lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Kể từ năm 1979, sau sự kiện gần thất bại của Hiệp ƣớc Mặt trăng, cộng đồng quốc tế cũng giảm thành cơng trong việc hình thành nên các điều ƣớc quốc tế mới trong lĩnh vực khoảng không vũ trụ. Việc thiết lập các nguyên tắc của Đại hội đồng Liên hợp quốc vốn khơng mang tính bắt buộc bởi vì Đại hội đồng khơng có chức năng làm luật. Sau đó, một loạt Nghị quyêt của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đƣợc ban hành. Nghị quyết 37/92 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về truyền hình trực tiếp bằng vệ tinh năm 1982 đã nỗ lực nhằm cân bằng quyền lợi giữa ngƣời phát sóng (bao gồm quốc gia hoặc tổ chức tƣ nhân) và quốc gia tiếp nhận sóng. Nghị quyết 41/65 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Viễn thám Trái đất bằng vệ tinh năm 1986, tƣơng tự nhƣ vấn đề truyền hình trực tiếp, cũng cố gắng cân bằng quyền lợi cho quốc gia hoặc tổ chức kinh tế viễn thám và quốc gia đƣợc viễn thám. Một số nghị quyết khác nhƣ: Nghị quyết số 47/68 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc năm 1992 về sử dụng năng lƣợng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ năm 1996, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về tầm quan trọng thực tiễn trong việc giải thích điều 1 đoạn 1 của Hiệp ƣớc khoảng không vũ trụ. Và gần đây nhất là Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2004 đã đƣợc thơng qua để giải thích khái niệm quốc gia phóng phƣơng tiện bay vũ trụ. Những khái niệm cơ bản của Luật Vũ trụ quốc tế có khả năng cần phải sửa đổi, phát triển để phù hợp với thực tiễn. Có nhiều xu hƣớng phát triển phức tạp: trƣớc tiên, có sự dịch chuyển từ nghị quyết đến hiệp ƣớc, trong khi gần đây, có xu hƣớng ngƣợc lại là coi nghị quyết cao hơn hiệp ƣớc. Tuy nhiên, các Nghị quyết đó vẫn quan trọng đối với một số các quốc gia, thậm chí đã đƣợc thơng qua đồng loạt. Vì vậy, hoạt động vũ trụ nhƣ sử dụng năng lƣợng hạt nhân, sử dụng vệ tinh truyền thông, hoặc vệ tinh viễn thám, cũng nhƣ những hoạt động nhằm mục đích thƣơng mại khác khơng bị rơi vào tình trạng vơ hiệu hồn tồn [85, pp. 3-5].