pháp nhân
Ứng dụng công nghệ vũ trụ trên thế giới đã đem lại cho chúng ta rất nhiều những lợi ích và tiện ích có thể khai thác đƣợc trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, ứng dụng công nghệ vũ trụ cũng mang đến nguy cơ bị bộc lộ thông tin cá nhân và không ngoại trừ khả năng sẽ bị lợi dụng vào những mục đích khơng hợp pháp. Ví dụ: Ngƣời Việt Nam khơng cịn xa lạ với việc sử dụng ứng dụng phần mềm bản đồ vệ tinh google earth (trên máy tính) và google map (trên điện thoại di động) - những tiện ích có thể giúp chúng ta biết thơng tin về đƣờng đi chính xác đến từng số nhà ở khắp thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc thơng tin về nơi sinh sống của một ngƣời sẽ có thể bị chia sẻ trên tồn thế giới. Ví dụ: năm 2006, khi sử dụng dịch vụ Google Earth, một ngƣời đã tình cờ nhìn thấy bức hình chụp từ vệ tinh của hai ngƣời Hà Lan đang nằm phơi nắng trên mái nhà. Nếu bức ảnh chụp từ vệ tinh này đƣợc đăng cơng khai và phát tán đi khắp nơi thì rõ ràng quyền bí mật riêng tƣ của những ngƣời trong bức ảnh đã bị xâm phạm. Đối với pháp nhân, những thơng tin thuộc bí mật kinh doanh cũng dễ dàng có thể đƣợc tiếp cận bằng sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ vũ trụ chụp ảnh từ vệ tinh. Vậy cơ chế pháp lý nào sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ khi mà quyền tự do khai thác khoảng không vũ trụ, chụp ảnh từ vệ tinh đã đƣợc ghi nhận trong văn bản pháp luật quốc tế. Nếu xem xét một cách tồn diện thì quốc gia hoặc tổ chức sở hữu vệ tinh khơng có hành vi xâm phạm đời tƣ của ngƣời trong bức ảnh mà ngƣời vi phạm là những ngƣời cố ý sử dụng và cơng bố bức ảnh đó. Tuy nhiên, điều đó thể hiện quyền riêng tƣ của cá nhân đang có nguy cơ bị ảnh hƣởng trong bối cảnh công nghệ vũ trụ, đặc biệt là vệ tinh quan sát trái đất phát triển nhanh chóng nhƣ hiện nay. Cuối tháng 5/2008, Liên minh Châu Âu đã đƣa ra cảnh báo về dịch vụ Google Maps (cụ thể là tính năng Street View - xem đƣờng phố) có thể sẽ vi phạm những quy định riêng tƣ khi đƣợc triển khai tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu [8, 12, 47]. Giáo sƣ Yasuhiko Tajima - Khoa Luật - Đại học Sophia ở Tokyo cũng cho rằng “Google đã xâm phạm nghiêm trọng tới quyền cơ bản của con ngƣời" và “quyền
riêng tƣ của con ngƣời” khi tính năng Street View của Google Map cho phép ngƣời dùng nhìn cận cảnh 360 độ các con đƣờng ở 12 thành phố của Nhật Bản và hơn 50 thành phố ở Mỹ và một số vùng khác của châu Âu [13, tr. 2].
Để giải quyết nguy cơ đó, các quy định pháp luật quốc tế và quốc gia về bảo mật thông tin, dữ liệu trong quá trình khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ cần đƣợc xây dựng chặt chẽ. Ví dụ: Khoản 3 - điều 17 – Luật phát triển khoảng không vũ trụ của Hàn Quốc quy định “sẽ hạn chế tối đa việc tiết lộ bí mật cá nhân trong quá trình sử dụng thơng tin vệ tinh”. Mặt khác, tƣơng tự quy định pháp luật của một số quốc gia nhƣ Đức, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, vì mục đích an ninh quốc phịng, lợi ích quốc gia thì thơng tin bí mật cá nhân và pháp nhân có thể đƣợc cơng bố cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.