nhằm mục đích thương mại
Phần mở đầu của Hiệp ƣớc về các quy tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm mặt trăng và các thiên thể khác do Liên hợp quốc mở để ký ngày 27/01/1967 quy định căn cứ của hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ là những lợi ích có thể đƣợc bắt nguồn từ việc khai thác tài nguyên mặt trăng và các thiên thể khác. Điều đó cho thấy quyền khai thác khoảng khơng vũ trụ đã đƣợc ghi nhận trong văn bản pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc với tƣ cách là một cơ sở nền tảng cho những hoạt động sử dụng và nghiên cứu cụ thể đƣợc tiến hành bởi các quốc gia trong khoảng không vũ trụ.
Quyền khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại trƣớc tiên đƣợc thể hiện thông qua nguyên tắc cơ bản nhất - nguyên tắc tự do sử dụng khoảng không vũ trụ tại điều 1 - Hiệp ƣớc về các quy tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm mặt trăng và các thiên thể khác do Liên hợp quốc mở để ký ngày 27/01/1967: “việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm cả mặt trăng và các thiên thể khác, đƣợc tiến hành cho và vì lợi ích của tất cả các quốc gia, khơng phân biệt trình độ về phát triển kinh tế, khoa học…”
Nhƣ đã phân tích tại phần 2.1.1.2. khai thác chính là một hình thức biểu hiện của sự sử dụng vì mục đích hịa bình đối với khoảng không vũ trụ. Do vậy, những nguyên tắc cơ bản của sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình đƣợc áp dụng đối với khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại, cụ thể là:
Nguyên tắc thứ nhất, việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao
gồm Mặt trăng và các thiên thể khác đƣợc tiến hành cho và vì lợi ích của tất cả các quốc gia, khơng phân biệt trình độ phát triển kinh tế hay khoa học, và là lãnh thổ của toàn nhân loại.
Nguyên tắc thứ hai, khoảng không vũ trụ, bao gồm Mặt trăng và các thiên thể
khác, đƣợc tất cả các quốc gia tự do nghiên cứu, sử dụng trên cơ sở bình đẳng.
Nguyên tắc thứ ba, các quốc gia không tuyên bố chủ quyền đối với khoảng
không Vũ trụ và các thiên thể bằng việc sử dụng hoặc chiếm hữu, hoặc bất kỳ phƣơng thức nào khác.
Nguyên tắc thứ tư, việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ phải tuân
theo pháp luật quốc tế, bao gồm cả Hiến chƣơng của Liên Hợp Quốc, nhằm duy trì hịa bình và an ninh và phát triển hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên thế giới.
Nguyên tắc thứ năm, nhà nƣớc chịu trách nhiệm quốc tế về hoạt động vũ trụ
của mình cho dù đƣợc tiến hành bởi tổ chức nhà nƣớc hay phi nhà nƣớc. Tổ chức phi nhà nƣớc chỉ đƣợc khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ trên cơ sở sự ủy quyền của quốc gia.
Nguyên tắc thứ sáu, việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ phải đảm
bảo sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia vì lợi ích và khơng ảnh hƣởng đến lợi ích của quốc gia khác.
Nguyên tắc thứ bảy, quốc gia đã đăng ký một vật thể đƣợc phóng vào khoảng
khơng vũ trụ sẽ có quyền tài phán và quyền điều khiển vật thể đó cùng các nhân sự trên đó khi đang ở trong khoảng không vũ trụ.
Nguyên tắc thứ tám, mỗi quốc gia nơi phóng hoặc sở hữu vật thể đƣa vào
khoảng khơng vũ trụ và quốc gia có lãnh thổ hoặc phƣơng tiện để phóng vật thể phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho quốc gia nƣớc ngoài hoặc thể nhân hoặc pháp nhân của nƣớc đó gây ra do vật thể hoặc các bộ phận của vật thể trên Trái đất, trong vùng trời hoặc khoảng không vũ trụ.
Nguyên tắc thứ chín, các quốc gia phải coi các nhà du hành là đại sứ của nhân
loại trong khoảng không vũ trụ và phải hỗ trợ hết trách nhiệm trong trƣờng hợp có tai nạn, bị thƣơng, hạ cánh khẩn cấp trên lãnh thổ nƣớc ngoài hoặc đại dƣơng.
Các nguyên tắc trên đây đƣợc ghi nhận trong Tuyên bố về các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ [4, tr. 459]. Xu hƣớng thƣơng mại hóa hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ cũng đã đƣợc tiên liệu trong Nguyên tắc chung điều chỉnh việc sử dụng vệ tinh nhân tạo của các quốc gia để truyền hình trực tiếp quốc tế đƣợc
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại Nghị quyết số 37/92 ngày 10/12/1982: “…một số hệ thống vệ tinh truyền hình trực tiếp đã đƣợc thực hiện ở một số quốc gia và có thể đƣợc thƣơng mại hóa trong tƣơng lai rất gần…”. Đồng thời, tại mục 5 - Phần C của Nguyên tắc ban hành kèm theo Nghị quyết nêu trên quy định: “Mỗi quốc gia có quyền bình đẳng trong hoạt động lĩnh vực truyền hình trực tiếp quốc tế và ủy quyền các hoạt động đó cho các cá nhân hoặc tổ chức theo đúng thẩm quyền. Tất cả các quốc gia và dân tộc có quyền và đƣợc hƣởng lợi ích từ các hoạt động đó. Việc tiếp cận đến cơng nghệ trong lĩnh vực này đƣợc các quốc gia thực hiện mà khơng có sự phân biệt đối xử trên cơ sở thỏa thuận chung giữa tất cả các bên.”
Ngoài ra, các Hiệp định song phƣơng giữa các quốc gia cũng đƣa ra nhiều nguyên tắc bổ sung của hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Đáng chú ý nhất là Hiệp định giữa Hoa Kỳ và Nga về dịch vụ quốc tế trong lĩnh vực phóng khơng gian nhằm mục đích thƣơng mại ngày 02/09/2003, theo đó trách nhiệm của các bên tham gia là:
Thứ nhất, các bên sẽ nỗ lực để đảm bảo việc áp dụng các nguyên tắc thị trƣờng
để cạnh tranh quốc tế giữa các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến khai thác và sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm nục đích thƣơng mại, bao gồm cả việc tránh hành vi phá giá và cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, không bên nào đƣợc tham gia vào các hoạt động thƣơng mại mà làm
ảnh hƣởng đến việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ phóng phƣơng tiện vũ trụ thƣơng mại, bao gồm nhƣng không giới hạn ở việc cung cấp các khoản tài trợ hay trợ cấp mà làm sai lệch hoạt động sản xuất, chi phí cho vật tƣ của các hệ thống khởi động phƣơng tiện vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại; đƣa ra các khoản hoa hồng cho khách hàng quốc tế hoặc các khách hàng quốc tế tiềm năng cho các dịch vụ phƣơng tiện vũ trụ vì mục đích hịa bình; cung cấp các dịch vụ bổ sung nhƣ bảo hiểm, ngoại trừ một số trƣờng hợp đặc biệt; cung cấp tài chính hỗ trợ cho cơ quan quản lý việc phóng phƣơng tiện vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại.
Thứ ba, các bên, bao gồm cả các đại diện và các đơn vị của họ, không đƣợc
tham gia vào các hoạt động kinh doanh không lành mạnh để bảo đảm hợp đồng cung cấp dịch vụ phóng phƣơng tiện vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại.
Thứ tư, mỗi bên cũng sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng bất kỳ thực thể hoặc tổ chức,
thuộc thẩm quyền của hay thuộc quyền sở hữu của mình hoặc đƣợc kiểm sốt bởi bên đó, khơng đƣợc tham gia vào hoạt động gian lận trong kinh doanh để bảo đảm hợp đồng cung cấp dịch vụ phóng phƣơng tiện vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại hợp đồng cung cấp dịch vụ phóng phƣơng tiện vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. [4, tr. 462 - 463].
Theo quan điểm của tác giả, trong số các ngun tắc nêu trên thì có ba ngun