Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành bảo hiểm vũ trụ hiện nay, theo tác giả cần phải bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật quốc tế về bảo hiểm vũ trụ.
Thứ nhất, pháp luật quốc tế cần làm rõ mối liên hệ pháp lý giữa bảo hiểm vũ
trụ với bảo hiểm hàng khơng. Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm về mối liên hệ giữa bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vũ trụ: Quan điểm thứ nhất cho rằng bảo hiểm vũ trụ và bảo hiểm hàng không là hai nhánh dịch vụ khác nhau cũng giống nhƣ bảo hiểm hàng hải, cùng nằm trong ngành dịch vụ bảo hiểm và sử dụng thuật ngữ bảo hiểm hàng không và vũ trụ (aviation and space insurance). Bởi lẽ, khoảng khơng vũ trụ - nơi có các hoạt động của các phƣơng tiện vũ trụ cần bảo hiểm là một bộ phận tách biệt, có ranh giới so với vùng trời - nơi hoạt động của tàu bay. Vì vậy, vấn đề bảo hiểm cho vật thể vũ trụ, hoạt động vũ trụ… cần có những quy định đặc thù riêng so với bảo hiểm tàu bay, tàu biển… Quan điểm thứ hai cho rằng bảo hiểm vũ trụ và bảo hiểm hàng khơng có thể gộp làm một và sử dụng thuật ngữ “space insurance” để chỉ bảo hiểm khơng gian nói chung. Vì hai dịch vụ này tuy có những điểm khác biệt nhất định nhƣng cùng bảo hiểm cho những rủi ro trong không gian. Quan điểm thứ ba cho rằng bảo hiểm vũ trụ bao gồm nhiều dịch vụ bảo hiểm khác nhau nằm ở nhiều nhánh dịch vụ khác nhau: bảo hiểm cho vật thể vũ trụ (lauch insurance) có thể gộp với bảo hiểm cho tàu bay, bảo hiểm cho hành khách du lịch trong vũ trụ cũng có thể gộp với bảo hiểm cho hành khách du lịch bằng các phƣơng tiện khác… Từ đó, bảo hiểm vũ trụ chỉ đƣợc đề cập nhƣ là một dịch vụ mới mở rộng của ngành bảo hiểm. Ngồi ra, cũng có ý kiến cịn cho rằng bảo hiểm vũ trụ nằm trong hoặc gắn liền với du lịch vũ trụ [98, p. 969]. Cá nhân tác giả đồng ý với quan điểm thứ nhất bởi dịch vụ bảo hiểm cho các vật thể và các hoạt động vũ trụ là lĩnh vực đặc thù do đối tƣợng bảo hiểm là thân tàu vũ trụ khác với những phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt và thậm chí cả đƣờng hàng khơng vì mức độ đầu tƣ tài chính và cơng nghệ cho tài sản là rất lớn; và phi hành gia khác biệt với hành khách trên phƣơng tiện bay trong vùng trời quốc gia vì họ đang tham gia vào hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ nhân danh
hoặc đƣợc ủy quyền bởi nhà nƣớc với mức độ rủi ro rất cao. Vì vậy, pháp luật quốc tế cần có những quy định đặc thù cho lĩnh vực bảo hiểm vũ trụ.
Thứ hai, pháp luật quốc tế cần bổ sung quy định cụ thể về điều kiện năng lực
tài chính của nhà cung cấp bảo hiểm vũ trụ. Ngành cơng nghiệp bảo hiểm đã đóng một vai trị quan trọng trong q trình xử lý các rủi ro do việc phóng, chạy thử và vận hành các vật thể vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Có thể nói rằng, các rủi ro có thể xảy đến với các hoạt động vũ trụ là rất lớn. Ví dụ: các thống kê cho thấy rằng do nhiều lý do, tỷ lệ tổn thất ƣớc chừng 15-20% kể từ giai đoạn phóng cho đến hết năm đầu tiên của vịng đời vệ tinh. Vì thế phí bảo hiểm cho việc phóng vệ tinh cũng cao tƣơng ứng, đứng thứ ba trong chƣơng trình vệ tinh, chỉ sau chi phí của chính quả vệ tinh và tên lửa phóng. Bảo hiểm cho việc triển khai một vật thể vũ trụ bao gồm ba yếu tố rủi ro chính sau đây: (i) Tổn thất của giàn phóng trong giai đoạn phóng và đi vào quĩ đạo; (ii) Tổn thất đối với vật thể vũ trụ trong giai đoạn chạy thử và chấp nhận; (iii) Tổn thất đối với vật thể vũ trụ trong quĩ đạo khoảng không vũ trụ sau khi đƣợc chấp nhận.
Các cơng ty bảo hiểm cũng sẽ xem xét phí bảo hiểm theo chiều hƣớng tích cực nếu ngƣời mua đã thực hiện các biện pháp nhằm tránh hoặc hạn chế rủi ro. Các biện pháp có thể bao gồm việc kiểm tra, kiểm soát các nhà thầu. Điều này đƣợc thực hiện bởi các nhà khai thác lớn hơn và mức độ thành công lớn, nhƣng các nhà thầu nhỏ cũng có thể sử dụng các chuyên gia tƣ vấn độc lập để thực hiện nhiệm vụ này. Việc tồn tại một thị trƣờng bảo hiểm cho phép vay tiền dự án có thể ứng trƣớc một khoản tiền cho ngƣời mua hệ thống vệ tinh với đảm bảo rằng các món nợ có thể đƣợc thanh tốn nếu nhƣ việc phóng hoặc tổn thất đối với vệ tinh xảy ra. Cũng bởi vì phí bảo hiểm lớn và tổn thất có nguy cơ xảy ra cũng rất lớn nên nhà cung cấp bảo hiểm vũ trụ phải có đủ năng lực tài chính để đảm bảo có thể bồi thƣờng rủi ro ngay sau khi có sự kiện tổn thất xảy ra. Các quốc gia nên quy định mức vốn tối thiếu mà các công ty bảo hiểm vũ trụ phải bảo đảm. Số vốn pháp định đó cần cao hơn rất nhiều đối với cơng ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ, đƣờng biển và hàng không.