Nhóm quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 60 - 61)

Nhóm quy phạm thứ hai - nhóm quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến khoảng không vũ trụ không chỉ nằm trong các điều ƣớc quốc tế về vũ trụ mà còn nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau về quyền sở hữu trí tuệ. Điều 2(viii) của Cơng ƣớc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ngày 14/07/1967 quy định “quyền sở hữu trí tuệ” bao gồm các quyền có liên quan đến: tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật, ghi âm, truyền phát sóng; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu của con ngƣời; các khám phá khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, và tên thƣơng mại và ký hiệu; bảo vệ chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh; và những quyền khác phát sinh từ hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp và khoa học, văn học hoặc nghệ thuật. Hiện nay, các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động trong khoảng không vũ trụ nằm trong một số điều ƣớc quốc tế về sở hữu trí tuệ nói chung: Cơng ƣớc Paris về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp năm 1883; Công ƣớc Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886; Hiệp định về khía cạnh thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) năm 1994; Hiệp ƣớc về hợp tác sáng chế (PCT) năm 1970; Hiệp ƣớc về các quy tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm mặt trăng và các thiên thể khác (Liên hợp quốc mở để ký ngày 27/01/1967); và một phần đƣợc ghi nhận tại Công ƣớc về đăng ký các vật thể đƣợc phóng vào Khoảng khơng vũ trụ (Liên hợp quốc mở để ký ngày 14/01/1975) [93, pp. 2-5].

Về mặt lý luận, đối tƣợng sở hữu trí tuệ liên quan đến việc khai thác khoảng khơng vũ trụ có thể đƣợc chia thành: (i) các đối tƣợng sở hữu trí tuệ thực hiện trên trái đất để ứng dụng trong vũ trụ; (ii) các đối tƣợng sở hữu trí tuệ thực hiện trên trái đất để ứng dụng trên trái đất với tƣ cách là kết quả của hoạt động vũ trụ (bao gồm cả

viễn thông); (iii) các đối tƣợng sở hữu trí tuệ đƣợc thực hiện trong khoảng khơng vũ trụ để ứng dụng trên trái đất; (iv) các đối tƣợng sở hữu trí tuệ đƣợc thực hiện trong khoảng không vũ trụ để ứng dụng trong vũ trụ; (v) các đối tƣợng sở hữu trí tuệ đƣợc cấp bằng trên trái đất để ứng dụng trong khoảng không vũ trụ và sử dụng trong khoảng không vũ trụ [93, pp. 4-5].

Điều 11 - mục H - Nguyên tắc chung điều chỉnh việc sử dụng vệ tinh nhân tạo của các quốc gia để truyền hình trực tiếp quốc tế đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại Nghị quyết số 37/92 ngày 10/12/1982 cũng nêu lên nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả và quyền kề cận. Các quốc gia hợp tác song phƣơng và đa phƣơng để bảo vệ quyền tác giả và quyền kề cận bằng những điều ƣớc phù hợp với quyền lợi của các quốc gia hoặc các tổ chức trong phạm vi thẩm quyền của mình khơng trái với quy định liên quan của pháp luật quốc tế. Trong sự hợp tác đó, các quốc gia phải quan tâm đặc biệt đến lợi ích của nƣớc đang phát triển trong việc sử dụng phát sóng truyền hình trực tiếp nhằm thúc đẩy sự phát triển quốc gia đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)