nhân đối với khoảng không vũ trụ
Vào năm 1979, Liên hợp quốc đã thông qua Hiệp định điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên mặt trăng và các thiên thể khác (thƣờng đƣợc gọi tắt là Hiệp định Mặt trăng). Điều ƣớc quốc tế này có một kẽ hở lớn là chỉ cấm chính phủ chứ không cấm cá nhân hoặc tổ chức tuyên bố chủ quyền đối với mặt trăng. Sau đó Liên hợp quốc đã thông qua một hiệp ƣớc mới, trong đó cụm từ “bất cứ quốc gia nào” đƣợc thay bằng “bất cứ ai” tức mọi cá nhân, tổ chức, chính phủ đều khơng có quyền sở hữu những thiên thể ngồi khơng gian. Tuy nhiên, khơng phải các nƣớc thành viên Liên hợp quốc đều ký vào hiệp ƣớc nên lỗ hổng pháp lý vẫn cịn đó.
Ngay từ cuối những năm 1960 câu chuyện về ngƣời có tên Dennis Hope “tuyên bố chủ quyền trên Mặt trăng” đã gây đƣợc sự chú ý với dƣ luận quốc tế và một trong những vụ việc khiến các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét lại những lỗ hổng pháp lý. Dennis Hope đã lợi dụng những kẽ hở pháp lý trong điều ƣớc quốc tế để kinh doanh bán đất đai trên Mặt trăng. Năm 1980, Dennis Hope đã gửi thƣ đến
Liên hợp quốc và chính phủ các thành viên Liên hợp quốc thơng báo rằng, mình là chủ nhân của tất cả hành tinh thuộc hệ Mặt trời (ngoại trừ Trái đất). Ông ta cịn thậm chí đƣa ra thời hạn (tối hậu thƣ) cho các quốc gia thành viên Liên hợp quốc trả lời trong trƣờng hợp họ bác bỏ lời tuyên bố của ông ta. Khi thời hạn trôi qua, Dennis Hope không nhận đƣợc bất kỳ một câu trả lời chính thức nào và vì vậy ơng ta đã cho rằng mình có quyền bán mặt trăng. Sau đó, ơng ta đã thực hiện “bán đất trên mặt trăng” nhƣ tài sản thuộc sở hữu của mình cho khách hàng. Với thực trạng này, vào một ngày nào đó các quốc gia khai thác khoảng khơng vũ trụ rất có thể bị Dennis Hope kiện về việc “vi phạm chủ quyền” [94, p. 3]. Một vụ việc pháp lý khác gần đây hơn cũng nhận đƣợc sự quan tâm khơng kém của dƣ luận quốc tế đó là vụ việc của Công ty “Đại sứ Mặt trăng tại Trung Quốc” đứng ra kinh doanh đất mặt trăng. Tổng cộng công ty này đã bán 20 ha đất mặt trăng cho 34 ngƣời. Năm 2005, tòa thƣợng thẩm Trung Quốc đã ra phán quyết rằng các thiên thể trong vũ trụ không thuộc sở hữu của bất kỳ một ai nên việc buôn bán đất mặt trăng của công ty “Đại sứ mặt trăng Trung Quốc” là hành vi bất hợp pháp. Theo tòa án, đây là hành vi mua bán, sang nhƣợng trái pháp luật bởi Trung Quốc đã ký kết Hiệp ƣớc vũ trụ vào năm 1983, quy định khoảng không vũ trụ, bao gồm Mặt trăng và các vật thể vũ trụ khác, không thuộc quyền chiếm hữu của bất kỳ quốc gia nào [29, tr. 2]. Thực tiễn nêu trên cho thấy lợi dụng lỗ hổng còn tồn tại trong pháp luật quốc tế, một số ngƣời đã có quan điểm về quyền sở hữu cá nhân hoặc tuyên bố chủ quyền cá nhân đối với khoảng không vũ trụ. Điều II của Hiệp ƣớc về các quy tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm mặt trăng và các thiên thể khác do Liên hợp quốc mở để ký ngày 27/01/1967 đã khẳng định: “Khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên thể khác, không bị phụ thuộc vào sự chiếm hữu của quốc gia bằng cách tuyên bố chủ quyền, bằng cách sử dụng hoặc cƣ trú, hoặc bởi bất kỳ cách thức nào khác”. Tuy rằng sau này Hiệp định đã đƣợc sửa đổi cụm từ “quốc gia” bằng “bất kỳ ai”, đƣợc ký kết bởi một số quốc gia nhƣng kẽ hở pháp lý này vẫn bị lợi dụng để giải thích theo chiều hƣớng bất hợp pháp ở nhiều quốc gia đang có ý định chiếm hữu mặt trăng, sao Hỏa và các hành tinh khác. Họ lập luận rằng theo quy định của pháp luật quốc tế thì chỉ quy định các quốc gia không đƣợc quyền chiếm hữu mặt trăng và các thiên thể khác chứ không quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân phi nhà nƣớc của các quốc gia đó. Liên hợp quốc đã sửa đổi nội dung Hiệp ƣớc về các quy tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ nhƣng không phải mọi quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều tham gia ký kết văn bản sửa đổi này. Do vậy, các cá nhân hoặc tổ chức của các quốc gia chƣa tham gia Hiệp định vẫn có quyền tuyên bố quyền chiếm hữu đối với mặt trăng hoặc hành tinh khác và có quyền tự do giao bán đất đai ở đó nhƣ trên
Trái đất. Đây là quan điểm đi ngƣợc lại mục đích hịa bình vốn là mục đích tối thƣợng của việc sử dụng khoảng khơng vũ trụ, cố ý bóp méo cách hiểu và giải thích hiệp ƣớc theo hƣớng phi logic. Cộng đồng quốc tế sẽ chịu rủi ro khi tham gia các giao dịch “mua bán” hành tinh bất hợp pháp trong khi con ngƣời cịn chƣa hiểu biết hết về hành tinh đó.