Kinh nghiệm từ các quốc gia Châu Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 112 - 113)

Các nƣớc Châu Mỹ bao gồm Hoa Kỳ, Canada và cả các quốc gia Châu Mỹ La tinh đều có sự phát triển rõ rệt trong pháp luật vũ trụ, xuất phát từ điều kiện khoa học kỹ thuật và sự tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động vũ trụ trên thế giới. Mơ hình khung pháp luật khoảng khơng vũ trụ của các quốc gia Châu Mỹ có thể đƣợc đánh giá là đồng đều. Đặc biệt là pháp luật vũ trụ các quốc gia Châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ đã điều chỉnh đƣợc tồn diện các khía cạnh: hoạt động vũ trụ phóng tàu vũ trụ, vệ tinh viễn thám, vệ tinh viễn thông, thông tin; đăng ký, cấp phép hoạt động vũ trụ; trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với hoạt động vũ trụ.

Về phạm vi điều chỉnh, các quốc gia Châu Mỹ điển hình là Hoa Kỳ và Brazil,

có thể thấy rằng phạm vi điều chỉnh của luật vũ trụ đƣợc giới hạn trƣớc tiên dựa trên yếu tố lãnh thổ và theo quốc tịch của cá nhân, pháp nhân tiến hành hoạt động vũ trụ. Cơ sở thứ hai để xác định phạm vi điều chỉnh của luật vũ trụ của các quốc gia Châu Mỹ là dựa trên các hoạt động vũ trụ cụ thể và loại trừ những hành vi không phải hoạt động vũ trụ.

Về vấn đề cấp phép, các quốc gia Châu Mỹ đều khẳng định thành nguyên tắc

trong một hoặc một số điều luật về vấn đề hoạt động vũ trụ cần phải đƣợc cấp phép. Cơ quan cấp phép thƣờng là Chính phủ của Quốc gia đó hoặc cơ quan do Chính phủ ủy quyền.

Về vị trí của luật vũ trụ so với luật hàng không, cũng giống nhƣ các quốc gia

Châu Âu, nhìn vào hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ có thể nhận định rằng có sự tách biệt tƣơng đối giữa luật vũ trụ và luật hàng không thể hiện qua đối tƣợng điều chỉnh của hai đạo luật. Tuy nhiên, ngành luật hàng không và ngành luật vũ trụ vẫn có sự liên kết chặt chẽ với nhau vì có nhiều yếu tố chung nhƣ: bảo hiểm khơng gian (space insurance) bao gồm bảo hiểm hàng không và vũ trụ; du lịch và vận chuyển không gian (space travel and transport) bao gồm du lịch tàu vũ trụ (aircraft) và du lịch hàng không bằng máy bay (airplane). Cho đến nay các quốc gia Châu Mỹ vẫn chƣa có quan điểm rõ ràng về việc ngành luật vũ trụ có bao gồm luật hàng khơng hay khơng hoặc ngƣợc lại, luật hàng khơng có bao gồm luật Vũ trụ, sự ra đời của luật vũ trụ có phải với tƣ cách là một nhánh mới của Luật hàng không? Tuy nhiên, theo nhận định riêng của tác giả thì Hoa Kỳ dƣờng nhƣ đã thể hiện xu hƣớng tách hai ngành luật vũ trụ và luật hàng không. Bằng chứng là gần đây, với sự phát triển của du lịch vũ trụ,

NASA và Cơ quan vũ trụ liên bang Nga đã đồng ý việc sử dụng danh từ “spaceflight participant” (ngƣời tham quan không gian) để phân biệt những ngƣời du hành vào không gian với những nhà du hành vũ trụ thực hiện các nhiệm vụ của NASA. Đó chính là tiền đề để ra đời một ngành dịch vụ thƣơng mại mới du lịch vũ trụ. Du lịch vũ trụ chỉ có thể trở thành một ngành dịch vụ độc lập trong trƣờng hợp nó tách biệt với vận tải hàng khơng (air transport). Từ đó chúng ta có thể gián tiếp suy luận rằng luật vũ trụ và luật hàng không là hai ngành luật độc lập.

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và các quốc gia khác cho thấy quá trình xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật vũ trụ gắn liền với quá trình tƣ nhân hóa và thƣơng mại hóa hoạt động khai thác khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình. Điều đó góp phần thúc đẩy mạnh việc tham gia của các thành phần kinh tế vào quá trình khai thác khoảng không vũ trụ để huy động sức sáng tạo cũng nhƣ tiềm lực tài chính của các thành phần kinh tế và cũng nhằm tạo cơ hội cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có thể kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vận dụng kinh nghiệm đó, tƣ nhân hóa và thƣơng mại hóa là hai xu thế cần đƣợc các quốc gia đƣa vào luật pháp và chính sách đối với khai thác khoảng khơng nhằm mục đích hịa bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)