Trách nhiệm pháp lý quốc tế trong việc khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 52 - 53)

trụ nhằm mục đích thương mại

Cũng giống nhƣ đối với pháp luật vũ trụ quốc tế nói chung, chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế trong việc khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại trƣớc hết là quốc gia trên cơ sở Điều 4 Hiệp ƣớc vũ trụ 1967. Ngoài ra chủ thể trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực này cịn có thể là các tổ chức quốc tế liên quốc gia và các quốc gia thành viên [4, tr. 498]. Theo Luật Vũ trụ quốc tế, vấn đề

trách nhiệm pháp lý quốc tế đƣợc đặt ra với phạm vi rộng, bao gồm khơng chỉ trách nhiệm mang tính chất chính trị của quốc gia đối với các hành vi vi phạm nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế mà còn gồm trách nhiệm vật chất đối với các thiệt hại phát sinh do kết quả thực hiện các hoạt động vũ trụ đƣợc tiến hành bởi các chủ thể luật quốc tế. Quốc gia gánh chịu trách nhiệm chính trị và vật chất quốc tế đối với hành vi không chỉ của các cơ quan nhà nƣớc mà còn của các pháp nhân, tổ chức phi chính phủ. Luật Vũ trụ quốc tế còn quy định trách nhiệm tuyệt đối của quốc gia đối với thiệt hại phát sinh do phƣơng tiện bay vũ trụ gây ra trên mặt đất hoặc phƣơng tiện bay hàng không trong thời gian bay [26, tr. 236].

Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia liên quan đến hoạt động khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại là trách nhiệm pháp lý khách quan. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại gây ra do các hoạt động trong khoảng không vũ trụ đã đƣợc ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế. Bất kỳ thiệt hại cho bên thứ ba nào phát sinh trong quá trình hoạt động vũ trụ đều thuộc trách nhiệm của quốc gia phóng vật thể vũ trụ. Và trên thực tế hầu hết các quốc gia phóng vật thể vũ trụ đều dần dần thông qua các tổ chức kinh tế, thƣơng mại để bảo hiểm rủi ro trách nhiệm pháp lý cho bên thứ ba và cho các vật thể vũ trụ. Trách nhiệm pháp lý của quốc gia khi tham gia vào hoạt động công nghệ vũ trụ và sử dụng khoảng không vũ trụ đã đƣợc điều chỉnh khá rõ ràng và chi tiết trong Công ƣớc về trách nhiệm quốc tế đối với những thiệt hại do các phƣơng tiện bay vũ trụ gây ra năm 1972. Theo đó, quốc gia khơng những chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động vũ trụ và sử dụng khoảng không vũ trụ do pháp nhân, thể nhân nƣớc mình thực hiện mà cịn có trách nhiệm khởi kiện và bảo vệ lợi ích của cơng dân, pháp nhân mang quốc tịch hoặc cƣ trú tại nƣớc mình trong q trình đó. Tuy nhiên, các điều ƣớc quốc tế không điều chỉnh vấn đề trách nhiệm pháp lý của từng thể nhân, pháp nhân tham gia trong lĩnh vực này mà hầu hết vấn đề đó thuộc về phạm vi quy định của pháp luật từng quốc gia [4, tr. 499- 501].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)