Quy chế pháp lý phương tiện bay và phi hành đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 51 - 52)

Thứ nhất là về chế độ pháp lý đối với phƣơng tiện bay vũ trụ với mục đích hoạt động thƣơng mại. Luật Vũ trụ quốc tế điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến các phƣơng tiện bay vũ trụ từ thời điểm phóng hoặc lắp đặt chúng trong khoảng không vũ trụ, kể cả trên các hành tinh. Quản lý các phƣơng tiện bay vũ trụ bao gồm các hoạt động đăng ký, phóng, duy trì và sử dụng các phƣơng tiện bay, bao gồm cả việc tiêu huỷ khi hết hạn sử dụng. Mỗi phƣơng tiện bay vũ trụ đều phải đƣợc đăng ký tại quốc gia sở tại và tại Liên hợp quốc và làm phát sinh các hệ quả pháp lý. Quốc gia đăng ký thực hiện quyền chủ quyền của mình đối với phƣơng tiện bay vũ trụ đã đƣợc đăng ký bao gồm cả quyền sở hữu đối với phƣơng tiện bay vũ trụ. Quốc gia đăng ký cũng thực hiện quyền chủ quyền đối với phi hành đoàn vũ trụ đi trên phƣơng tiện bay vũ trụ đã đƣợc đăng ký. Ngƣợc lại phƣơng tiện bay vũ trụ và phi hành đoàn (kể cả quốc tế trong khi đang ở trên vũ trụ phải chịu sự kiểm soát và tuân thủ quyền lực của quốc gia đăng ký phƣơng tiện bay vũ trụ. Khi phƣơng tiện bay vũ trụ đƣợc phóng lên, lắp đặt trong vũ trụ, việc quản lý các hoạt động của phƣơng tiện bay vũ trụ đƣợc tiến hành theo nguyên tắc: (i) các phƣơng tiện bay vũ trụ thuộc một quốc gia hay một tổ chức thì sẽ do quốc gia và tổ chức đó quản lý; (ii) việc sử dụng các phƣơng tiện bay phải hiệu quả, khai thác tối đa thời gian sống của vệ tinh và các trạm vũ trụ trên cơ sở hợp tác giữa các nƣớc và các tổ chức để đạt đƣợc các mục đích có ý nghĩa quan trọng đặt ra nhƣ sử dụng trong việc định vị tồn cầu, trong thơng tin liên lạc viễn thông, trong quan sát Trái đất và trong nghiên cứu khoa học; (iii) việc quản lý các phƣơng tiện bay vũ trụ vẫn phải duy trì ngay cả khi vịng đời hoạt động của phƣơng tiện đã hết [4, tr. 493-494].

Thứ hai là về chế độ pháp lý đối với phi hành đoàn vũ trụ với mục tiêu hoạt động thƣơng mại. Phi hành gia có quyền đƣợc nhận sự trợ giúp của các quốc gia thành viên của Hiệp ƣớc vũ trụ trong trƣờng hợp hỏng máy, gặp tai nạn kỹ thuật hoặc phải hạ cánh bắt buộc trên lãnh thổ của quốc gia khác hoặc trên biển quốc tế. Trong trƣờng hợp hạ cánh bắt buộc, các phi hành gia vũ trụ phải đƣợc đảm bảo anh ninh và chuyển giao ngay cho quốc gia đăng tịch phƣơng tiện bay vũ trụ. Trong quá trình hoạt động các phi hành gia vũ trụ có quyền đi lại trên Mặt Trăng và các hành tinh khác. Luật Vũ trụ quốc tế cũng đƣa ra các nghĩa vụ dành cho phi hành đồn, nhƣ nghĩa vụ khơng đƣợc thực hiện các hoạt động không phù hợp với quyền lợi của toàn thể nhân loại, nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau trong khi hoạt động tác nghiệp trong khoảng không vũ trụ và các hành tinh. Các điều ƣớc quốc tế về vũ trụ còn điều chỉnh rất cụ thể các vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của phi hành gia vũ trụ.

Ngoài ra, các quyền và nghĩa vụ này đƣợc áp dụng mở rộng cho cả những ngƣời không phải là phi hành gia, tham gia chuyến bay với mục đích du lịch, cá nhân [26, tr. 230].

Thứ ba là về quyền và nghĩa vụ pháp lý của Quốc gia trong hoạt động khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Quốc gia có một số quyền đặc thù trong lĩnh vực này nhƣ tiến hành nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ và các hành tinh mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, dựa trên cơ sở bình đẳng trong việc tự do đi vào tất cả các khu vực của các hành tinh; duy trì thẩm quyền tài phán và kiểm soát đối với phƣơng tiện bay vũ trụ và phi hành đồn vũ trụ đƣợc phóng lên, và cả quyền sở hữu đối với phƣơng tiện phƣơng tiện bay vũ trụ không phụ thuộc vào địa điểm nơi có phƣơng tiện bay vũ trụ; quyền đƣợc thu thập các mẫu khoáng vật và các mẫu khác trên Mặt Trăng và các hành tinh đồng thời chuyển các mẫu này về Trái Đất; có quyền yêu cầu đƣợc dành cho các khả năng để quan sát các chuyến bay của phƣơng tiện bay vũ trụ nƣớc mình; quyền thực hiện truyền hình trực tiếp với sự trợ giúp của vệ tinh nhân tạo và chuẩn y quyền thực hiện này cho pháp nhân và tổ chức thực hiện, đây là các chủ thể thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia. Bên cạnh các quyền quan trọng nêu trên, các quốc gia phải có trách nhiệm tuân thủ một số nghĩa vụ đặc thù trong quá trình khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại nhƣ: thực hiện các hoạt động vũ trụ phù hợp với Luật quốc tế, kể cả Hiến chƣơng Liên hợp quốc, vì việc duy trì hịa bình và an ninh thế giới; giúp đỡ các phi công vũ trụ của quốc gia khác trong trƣờng hợp hỏng máy, gặp sự cố và phải trao trả họ ngay cho quốc gia phóng phƣơng tiện bay vũ trụ; gánh chịu trách nhiệm quốc tế đối với các hoạt động trong vũ trụ của cơ quan nhà nƣớc và pháp nhân phi chính phủ của mình; gánh chịu trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phƣơng tiện bay vũ trụ gây ra; thông qua các biện pháp phù hợp để tránh làm ô nhiễm môi trƣờng vũ trụ và thay đổi bất lợi môi trƣờng Trái Đất; đăng ký các phƣơng tiện bay vũ trụ của mình đƣợc phóng lên vũ trụ và thông báo cho Tổng Thƣ ký Liên Hợp Quốc về từng phƣơng tiện bay vũ trụ để đăng ký chúng vào danh mục quốc tế; đảm bảo các hoạt động truyền hình trực tiếp phù hợp với hoạt động quốc tế nói chung và các điều ƣớc quốc tế hữu quan nói riêng [26, tr. 231-233].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)