Về giải quyết tranh chấp trong quá trình khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 101 - 105)

trụ nhằm mục đích thương mại

Hồn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thương mại

Thứ nhất là vấn đề lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp. Hiện nay, trên thế

giới tồn tại ba quan điểm về cơ chế giải quyết tranh chấp có liên quan đến hoạt động trong khoảng khơng vũ trụ: (i) Tham chiếu tổng hợp luật pháp quốc tế để giải quyết

tranh chấp; hoặc: (ii) Trên cơ sở quan hệ song phƣơng đặc biệt trong trƣờng hợp tranh chấp phát sinh; hoặc: (iii) Không giải quyết tranh chấp. [53, p. 139]

Tuy nhiên, rất khó có thể vận dụng hồn tồn một trong ba quan điểm trên để xây dựng các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp về vũ trụ. Bởi lẽ, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực này cần một cơ chế có các đặc điểm: có tính chất thƣờng xun và bắt buộc; là một bƣớc quan trọng để có sự tƣơng thích giữa pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ với các hoạt động đa dạng, phát triển trong khoảng không vũ trụ ở hiện tại và tƣơng lai; bảo vệ tồn diện cả lợi ích cơng cộng và lợi ích tƣ nhân trong q trình thăm dị, nghiên cứu, khai thác khoảng khơng vũ trụ; và gắn liền với cơ chế thực thi các quyết định giải quyết tranh chấp đó. Một là, cơ chế giải quyết tranh chấp vũ trụ phải là thƣờng xuyên và bắt buộc. Lý do để xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp vũ trụ thƣờng xuyên và bắt buộc là để đảm bảo các tranh chấp sẽ đƣợc giải quyết kịp thời. Với những rủi ro cao và vị trí thƣơng lƣợng bất bình đẳng trong hoạt động vũ trụ, các bên tranh chấp không đƣợc phép chọn không tham gia giải quyết tranh chấp một cách hịa bình tranh chấp của họ. Chúng ta nên khuyến khích phƣơng pháp giải quyết tranh chấp theo cơ chế thƣờng xuyên bắt buộc để đảm bảo sự chắc chắn của luật pháp và hạn chế sự rời rạc của việc vận dụng pháp luật. Đồng thời, việc này khiến cơ quan thƣờng trực sẽ xây dựng quy chế, thủ tục cụ thể giải quyết tranh chấp vũ trụ một cách hoàn chỉnh và hiệu quả. Hai là, cơ chế giải quyết tranh chấp vũ trụ phải tƣơng thích với hồn cảnh phát triển của luật vũ trụ và hoạt động vũ trụ. Cơ chế giải quyết tranh chấp vũ trụ là một lĩnh vực riêng biệt và chuyên môn của luật pháp quốc tế nên cần có những đặc thù riêng và có sự phát triển gắn liền với sự phát triển của từng hoạt động vũ trụ cụ thể: thƣơng mại, quân sự, nghiên cứu, khai thác... Ba là, cơ chế giải quyết tranh chấp vũ trụ phải song song đảm bảo quyền lợi của tƣ nhân và quốc gia. Pháp luật trong lĩnh vực hoạt động khoảng không vũ trụ ngày càng đặt trong một vị thế có tính hai mặt. Một mặt, pháp luật vũ trụ quốc tế đƣợc thiết lập theo các nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích cơng cộng. Mặt khác, luật vũ trụ cịn liên quan và xem xét tới lợi ích của các tổ chức tƣ nhân. Tuy nhiên, các quy định giải quyết tranh chấp nên nghiêng về bảo vệ lợi ích cơng cộng - các quốc gia và trật tự quốc tế. Bởi lẽ, quốc gia là chủ thể chịu trách nhiệm trong hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại, bảo vệ lợi ích của quốc gia nghĩa là đã bảo vệ song song cả lợi ích tƣ nhân và quốc gia. Bốn là, cơ chế

giải quyết tranh chấp vũ trụ phải gắn liền với cơ chế thực thi các quyết định giải quyết tranh chấp đó. Vấn đề thực thi các quyết định giải quyết tranh chấp liên quan đến nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động vũ trụ sẽ khó khăn nếu thiếu vắng các quy định rõ ràng và cụ thể về trình tự, thủ tục thực thi. Vì vậy, cũng nhƣ các quy định tố

tụng giải quyết tranh chấp nói chung, thủ tục giải quyết tranh chấp trong khoảng khơng vũ trụ nói riêng cũng cần đƣợc quy định chi tiết và đầy đủ từ giai đoạn khởi kiện, hòa giải cho đến giai đoạn thi hành các quyết định, bản án của cơ quan tài phán.

Thứ hai là vấn đề phân định lĩnh vực tranh chấp vũ trụ. Nhƣ chúng ta đã biết,

hoạt động vũ trụ vì mục đích hịa bình rất đa dạng và phức tạp nhƣng có thể căn cứ vào mục đích cụ thể để phân chia thành ba lĩnh vực chính sau đây: (i) Sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích quân sự; (ii) Sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại; và (iii) Thăm dị, nghiên cứu khoảng khơng vũ trụ (mục đích khoa học). Nhƣ vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể nêu trên cũng có những đặc thù khác nhau. Trong quá trình xây dựng và hồn thiện các quy định pháp luật quốc tế các quốc gia cần thỏa thuận phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác nhau cho từng lĩnh vực. Nếu tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích qn sự thì cần nghiêng về cơ chế giải quyết qua con đƣờng thƣơng lƣợng ngoại giao; tranh chấp về sở hữu trí tuệ hoặc thƣơng mại trong khoảng không vũ trụ cần nghiêng về giải quyết bởi cơ quan tài phán quốc tế (nhƣ tranh chấp dân sự khác) và chủ thể tham gia tranh chấp là các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động vũ trụ, thay cho quốc gia mà họ mang quốc tịch…

Thứ ba là thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong quá trình khai thác, hợp tác

nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ giữa các quốc gia và các tổ chức kinh tế: Trong quy định pháp luật quốc tế hiện hành (kể cả Công ƣớc về giải quyết tranh chấp vũ trụ đã nêu ở trên) cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài và tòa án. Tuy nhiên, sự phân định về thẩm quyền theo lãnh thổ và lĩnh vực chƣa đƣợc đề cập rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đó. Liệu cơ quan tài phán nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp giữa quốc gia này với quốc gia khác có liên quan đến hoạt động thƣơng mại, du lịch do tổ chức kinh tế của các quốc gia thực hiện. Đó là tranh chấp dân sự (theo nghĩa rộng) thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc tế hay là tranh chấp vũ trụ thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc tế về vũ trụ hay là tranh chấp sẽ đƣợc lựa chọn giải quyết tại một trong các cơ quan tài phán của quốc gia tham gia tranh chấp? Cơ quan tài phán nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có liên quan đến vấn đề giải quyết bồi thƣờng thiệt hại gây ra do hành vi vi phạm trong q trình khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ trong điều kiện mà pháp luật quốc tế đã ghi nhận nguyên tắc chịu trách nhiệm quốc gia?

Theo ý kiến của tác giả, tranh chấp vũ trụ nên đƣợc hiểu là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng khoảng không vũ trụ hoặc có liên quan đến các hoạt

động thƣơng mại trong khoảng không vũ trụ. Đây là một loại tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc tế về vũ trụ nếu ít nhất một trong các bên tranh chấp là quốc gia hoặc đƣợc giải quyết bởi một cơ quan tài phán quốc gia đƣợc các bên lựa chọn nếu tất cả các bên là thể nhân hoặc pháp nhân đƣợc quốc gia ủy quyền tham gia hoạt động vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại.

Hoàn thiện pháp luật của mỗi quốc gia về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thương mại

Trƣớc tiên, mỗi quốc gia lại phải thể hiện quan điểm của mình trong việc lựa chọn hình thức tham gia giải quyết tranh chấp vũ trụ: (i) Tham chiếu tổng hợp luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp; hoặc (ii) Trên cơ sở quan hệ song phƣơng đặc biệt trong trƣờng hợp tranh chấp phát sinh; hoặc (iii) Không quy định cơ chế giải quyết tranh chấp.

Nhƣ đã phân tích ở trên, hiện nay hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới cịn thiếu vắng các quy định cụ thể có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về hoạt động vũ trụ. Vì vậy, các quốc gia (trong đó có Việt Nam), ở mức độ khác nhau cần chú trọng xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp theo hƣớng:

Thứ nhất, các quốc gia nên xác định rõ phƣơng hƣớng áp dụng trực tiếp hoặc

nội luật hóa các nguyên tắc pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp liên quan đến khoảng không vũ trụ bằng phƣơng pháp hồ bình vào pháp luật quốc gia của mình.

Thứ hai, các quốc gia nên xây dựng các quy định pháp luật cụ thể về giải quyết

tranh chấp liên quan đến khoảng khơng vũ trụ có sự tham gia của tổ chức, cá nhân mang quốc tịch của mình, trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quốc gia chịu trách nhiệm quốc tế về hoạt động vũ trụ do những cá nhân, tổ chức thuộc quốc gia đó thực hiện.

Thứ ba, các quốc gia nên xây dựng các quy định pháp luật về thẩm quyền của

cơ quan tài phán quốc gia hoặc lựa chọn cơ quan tài phán quốc tế hay quốc gia khác giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc sử dụng khoảng không vũ trụ giữa tổ chức, cá nhân mang quốc tịch của quốc gia đó với tổ chức, cá nhân mang quốc tịch của quốc gia khác nhằm mục đích thƣơng mại. Liệu hệ thống pháp luật quốc gia có thể quy định cho phép tổ chức, cá nhân quốc gia này có quyền khởi kiện trực tiếp tổ chức, cá nhân quốc gia khác về hành vi vi phạm gây thiệt hại trong hoạt động vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại hay khơng?

Thứ tư, quan trọng nhất là các quy định pháp luật quốc gia về trách nhiệm của

xảy ra thiệt hại phải bồi thƣờng trong quá trình thực hiện các hoạt động vũ trụ mà quốc gia đã đứng ra chịu trách nhiệm quốc tế. Mức độ tối đa và tối thiểu của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại mà tổ chức, cá nhân phải thực hiện trong một vụ việc tranh chấp liên quan đến hoạt động vũ trụ cụ thể là bao nhiêu? Trình tự và thủ tục tố tụng để xét xử hoặc giải quyết vụ việc bồi thƣờng giữa tổ chức, cá nhân với quốc gia nhƣ thế nào?.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo hoàng sa, trường sa luận án TS luật 62 38 60 01 (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)