nhằm mục đích thương mại của Việt Nam
Sự kiện dành quỹ đạo Vinasat-1, Vinasat-2 và các vệ tinh địa tĩnh tiếp theo
Quá trình chuẩn bị cho Dự án Vinasat-1 thành công đã diễn ra trong khoảng 10 năm và một trong những nguyên nhân kéo dài quá trình chuẩn bị là thủ tục pháp lý đàm phán phối hợp vị trí quỹ đạo cho vệ tinh. Để phóng đƣợc vệ tinh địa tĩnh, mỗi quốc gia cần tiến hành đăng ký với ITU vị trí và các tần số vô tuyến mà vệ tinh sẽ sử dụng. Việc đăng ký đƣợc thực hiện theo nguyên tắc “ai đến trƣớc dùng trƣớc” nên quốc gia đăng ký tần số, quỹ đạo sau phải đàm phán với quốc gia đã đăng ký trƣớc để đảm bảo vệ tinh phóng sau khơng gây nhiễu cho vệ tinh đã phóng trƣớc. Mặc dù Việt Nam đã tiến hành đăng ký 08 vị trí quỹ đạo từ những năm 1996, 1997 và 1999, trƣớc cả khi dự án tiền khả thi đƣợc phê duyệt, nhƣng khi đó các nƣớc đã đăng ký quỹ đạo dày đặc với ITU, nên việc đàm phán với các nƣớc đăng ký trƣớc rất khó khăn. Việt Nam phải tiến hành đàm phán với hàng chục quốc gia khác để xác định vị trí quỹ thích hợp nhất với yêu cầu của vệ tinh Vinasat. Năm 2002, khi dự án khả thi đã cơ bản đƣợc Chính phủ thơng qua, vị trí 132 độ Đơng đƣợc xác định là vị trí khả thi nhất để phóng vệ tinh Vinasat. Nhƣng ngay cả với vị trí 132 độ Đơng này, việc đàm phán với Nhật Bản và Tonga (một đảo nhỏ ở Thái Bình Dƣơng) cũng chƣa thể kết thúc. Để thúc đẩy tiến độ dự án, vấn đề đàm phán quỹ đạo cho vị trí 132 độ Đơng đã đƣợc đƣa vào hồ sơ mời thầu năm 2003. Tuy nhiên, cả tám nhà hãng tham dự đợt chào thầu đó đã khơng đƣa ra đƣợc cam kết giúp Việt nam hoàn thành phối hợp cho vị trí quỹ đạo này. Trƣớc khó khăn đó, Việt Nam phải tiếp tục tự đàm phán phối hợp với các quốc gia khác. Cho đến tháng 05/2006 việc đàm phán quỹ đạo với các nƣớc cho vị trí quỹ đạo 132 độ Đơng mới đƣợc cơ bản hồn thành, qua đó cho phép việc tiến hành đấu thầu và ký hợp đồng sản xuất vệ tinh Vinasat. Bên cạnh việc phục vụ trực tiếp cho dự án Vinasat, với sự kiện đƣợc ITU cơng nhận vị trí quỹ đạo 132 độ Đơng, Việt Nam đã khẳng định đƣợc chủ quyền sử dụng tần số vô tuyên và quỹ đạo trong khoảng không vũ trụ, một nguồn tài nguyên rất hữu hạn và có giá trị [25, tr.3].
Nối tiếp Vinasat-1, vào ngày 16/05/2012, vệ tinh viễn thông Vinasat-2 đã đƣợc phóng thành cơng vào quỹ đạo địa tĩnh ở vị trí 131,8 độ Đơng. Để đăng ký vị trí quỹ đạo này, Việt Nam đã rất nỗ lực tìm mọi cách tối ƣu các tham số kỹ thuật, tự viết phần mềm thiết kế vùng phủ vệ tinh, chạy đi chạy lại nhiều lần phần mềm của ITU để dần từng bƣớc loại bỏ hết can nhiễu. Cuối cùng, trƣớc một tuần ngày hết hạn quy định của ITU, Việt Nam đã tìm ra các tham số tối ƣu, vùng phủ vệ tinh tối ƣu đáp ứng đƣợc đầy đủ các điều kiện, qui định của ITU để đăng ký thành cơng vị trí quỹ đạo 131,8 độ Đông, sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh Vinasat-2. Nhƣ vậy, Việt Nam là một trong những nƣớc đi đầu và thành công trong việc giành vị trí quỹ đạo trong băng tần qui hoạch vị trí 131.8 độ Đơng. Vị trí này hết sức quý giá trong bối cảnh vị trí quỹ đạo là một nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm. Điều này đã khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế trong vấn đề đăng ký, phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh, đồng thời khẳng định trình độ, năng lực của đội ngũ chuyên gia Cục Tần số vô tuyến điện đã tiếp tục đƣợc nhiều nƣớc trong Liên minh Viễn thông quốc tế ghi nhận [25, tr. 4].
Sự kiện phóng và tự chế tạo vệ tinh siêu nhỏ “made in Việt Nam”
Vệ tinh viễn thám đầu tiên chế tạo tại Việt Nam có tên là “Rồng nhỏ” (PicoDragon) đã đƣợc phóng lên khoảng khơng vũ trụ vào ngày 04/08/2013 từ bệ phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima của Nhật Bản. Vệ tinh đã hoạt động trên quỹ đạo trong hơn ba tháng từ 19/11/2013 đến 01/03/2014 và liên lạc thành công với các trạm mặt đất của Trung tâm vệ tinh quốc gia Việt Nam (VNSC) và nhiều nƣớc trên thế giới. Theo lộ trình phát triển vệ tinh “made in Việt Nam” thì các vệ tinh NanoDragon, MicroDragon và LOTUSat với khối lƣợng lần lƣợt là 10 kg, 50 kg và 500 kg sẽ đƣợc phóng lên vào năm 2020. Việt Nam sẽ thuộc nhóm các nƣớc đứng đầu khu vực ở lĩnh vực này, tƣơng đƣơng với Indonesia và Malaysia. Hiện các nƣớc nhƣ Thái Lan, Lào... vẫn chƣa phóng vệ tinh nào vào vũ trụ. Philippines chỉ có nhu cầu mua ảnh nƣớc ngồi và khơng cần chế tạo vệ tinh.
Theo mục 3 phần IV Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lƣợc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Vũ trụ đến năm 2020” thì từ năm 2011 cho đến năm 2020 Việt Nam sẽ tập trung nghiên cứu cải tiến và tiến tới làm chủ việc chế tạo các trạm mặt đất với giá cạnh tranh, cải tiến và tiến tới làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, lựa chọn cơng nghệ chế tạo phƣơng tiện phóng vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp, chế tạo một số thiết bị vũ trụ. Nhƣ vậy, Việt Nam trong thời gian này đã và đang bƣớc đầu thực hiện các hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại và dự báo sẽ ngày càng đa dạng cùng với xu thế phát triển của công nghệ vũ trụ trên toàn cầu.