Trên cơ sở kiến nghị về hình thức các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại, có thể đi đến đề xuất về nội dung cơ bản cần chứa đựng trong các văn bản pháp luật đó nhƣ sau:
Thứ nhất là nguyên tắc khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Nguyên tắc để xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề sử dụng, khai thác khoảng không vũ trụ bao gồm: Một là, cần có ngun tắc bảo đảm
tính thống nhất và phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam và pháp luật quốc tế. Hai là, cần thể chế và cụ thể hoá chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về bảo vệ đất nƣớc và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc quản lý và phát triển, ứng dụng cơng nghệ vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại trong thời kỳ mới.
Ba là, cần có nguyên tắc đảm bảo việc sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích
hồ bình. Bốn là, cần nội luật hố các quy định cơ bản của các điều ƣớc quốc tế của Liên hợp quốc, các điều ƣớc mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết sao cho phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của khoa học vũ trụ Việt Nam. Năm là, cần tham khảo và tiếp thu những kinh nghiệm hữu ích về quản lý, bảo vệ khoảng khơng vũ trụ và luật pháp của các nƣớc tiên tiến cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển có điều kiện xã hội, chính trị pháp lý tƣơng tự của Việt Nam. Sáu là, cần một đạo luật về khoảng không vũ trụ của Việt Nam, với tên gọi là Luật Vũ trụ hoặc Luật khoảng không vũ trụ sẽ tạo cơ sở pháp lý cao trong việc xác định quyền khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại tại Việt Nam, nhằm bảo vệ chủ quyền và các quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự, phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo mơi trƣờng hồ bình và ổn định trong khu vực về vấn đề này.
Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần nội luật hoá hoặc áp dụng trực tiếp các
nguyên tắc cơ bản trong các điều ƣớc quốc tế có liên quan đến lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Khoảng không vũ trụ đƣợc xem nhƣ là “lãnh thổ của tồn nhân loại”, vì vậy để xác định các nguyên tắc cho việc khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại tại Việt Nam thì trƣớc tiên phải lấy các nguyên tắc đã đƣợc ghi nhận trong điều ƣớc quốc tế của Liên hợp quốc làm nền tảng:
Một là, việc nghiên cứu và sử dụng Khoảng không vũ trụ, bao gồm Mặt trăng
và các thiên thể khác nhằm mục đích thƣơng mại đƣợc tiến hành cho và vì lợi ích của tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam, khơng phân biệt trình độ phát triển kinh tế hay khoa học, và là lãnh thổ của toàn nhân loại.
do nghiên cứu, sử dụng vào mục đích hồ bình, trong đó có mục đích thƣơng mại nhƣng phù hợp với pháp luật quốc tế và quốc gia;
Ba là, Nhà nƣớc Việt Nam chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về hoạt động vũ
trụ của các cá nhân, tổ chức mang quốc tịch Việt Nam thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích thƣơng mại.
Bốn là, Nhà nƣớc Việt Nam có chủ quyền đối với quỹ đạo vệ tinh và tần số đã
đăng ký theo quy định của pháp luật quốc tế.
Ngoài ra, theo ý kiến của tác giả luận án, cần phải bổ sung một số các nguyên tắc đặc thù của hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại: (i) Các tổ chức kinh tế phi chính phủ/phi nhà nƣớc/tƣ nhân có thể hoạt động khai thác khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại khi có sự ủy quyền, cấp phép của quốc gia phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam; (ii) Các tổ chức kinh tế phi chính phủ/phi nhà nƣớc/tƣ nhân chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của nhà nƣớc Việt Nam về hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại của chính tổ chức mình, của các cá nhân thuộc tổ chức thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; (iii) Quyền tài phán đối với các hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam đều thuộc về nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ ba, cơ quan quản lý hoạt động công nghệ vũ trụ và sử dụng khoảng khơng
vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại cần đƣợc quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình, trong đó bao gồm cả mục đích thƣơng mại. Ủy ban Vũ trụ Việt Nam nghiên cứu, đề xuất với Thủ tƣớng Chính phủ về chƣơng trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện Chiến lƣợc cho từng thời kỳ; giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo, điều hịa, phối hợp và đơn đốc các cơ quan liên quan thực hiện Chiến lƣợc; đại diện chính thức của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế về công nghệ vũ trụ. Bộ Khoa học và Cơng nghệ chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình, trong đó bao gồm cả mục đích thƣơng mại. Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý một số hoạt động cơng nghệ vũ trụ có liên quan đến Viễn thơng, sử dụng tần số vô tuyến điện… Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động công nghệ vũ trụ và sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình, trong đó bao gồm cả mục đích thƣơng mại. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động công nghệ vũ trụ và sử dụng khoảng không vũ trụ tại địa phƣơng. Cơ quan quản lý chuyên ngành về các hoạt động cơng nghệ vũ trụ là có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về công nghệ vũ trụ theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Thứ tư, tổ chức đƣợc phép thực hiện hoạt động khai thác, sử dụng khoảng
không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Về nguyên tắc, các tổ chức kinh tế phi chính phủ/phi nhà nƣớc/tƣ nhân có thể hoạt động khai thác khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình khi có sự ủy quyền, cấp phép của quốc gia phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam. Phần lớn các hoạt động công nghệ vũ trụ nên khuyến khích, cho phép các thành phần kinh kinh tế cùng tham gia nghiên cứu và thực hiện nhằm đạt đƣợc lợi ích thƣơng mại. Tuy nhiên, một số hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại cần có định hƣớng khuyến khích tổ chức nƣớc ngồi, đặc biệt là từ các quốc gia có nền cơng nghệ vũ trụ phát triển tham gia nhƣ: Truyền hình vệ tinh; Viễn thơng có sử dụng vệ tinh; Du lịch vũ trụ…
Xuất phát từ mục đích đảm bảo an ninh, quốc phịng và giữ gìn bí mật quốc gia, một số hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại chỉ nên để các cơ quan quản lý nhà nƣớc trực tiếp khai thác, thực hiện các hoạt động: phóng phƣơng tiê ̣n vũ trụ , tàu vũ trụ; ứng dụng vệ tinh để quan sát Trái đất (Viễn thám); vệ tinh hàng hải; tên lửa; năng lƣợng hạt nhân có sử dụng chiếu xạ tự nhiên trong khoảng không vũ trụ. Mặc dù vậy, các tổ chức kinh tế Việt Nam vẫn có quyền đƣợc sử dụng kết quả ứng dụng của các hoạt động nêu trên hoặc sử dụng dịch vụ đƣợc cung cấp bởi nhà nƣớc để phục vụ trong quá trình kinh doanh của mình.
Thứ năm, về thủ tục đăng ký, cấp phép hoạt động khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại.
Về cơ quan cấp phép: Cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt khai thác, sử dụng
khoảng không vũ trụ đồng thời là cơ quan chủ trì việc cấp phép là Bộ Khoa học và cơng nghệ. Tuy nhiên, bởi lẽ việc cấp phép là q trình xem xét việc có đáp ứng đủ những điều kiện và tiêu chuẩn của ngƣời đăng ký hay khơng; do đó, ngồi vai trị của Bộ Khoa học và Cơng nghệ, cần có sự tham gia của nhiều cơ quan chun mơn để q trình thẩm định diễn ra chính xác nhất. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng sẽ thẩm định, đánh giá về tác động đến môi trƣờng của một dự án khai thác, sử dụng khoảng khơng vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Bộ Xây dựng sẽ thẩm định đánh giá về các điều kiện có liên quan đến cơ sở hạ tầng của việc nghiên cứu, ứng dụng vũ trụ, địa điểm phóng các phƣơng tiện vũ trụ. Bộ Tài chính sẽ thẩm định về năng lực tài chính của tổ chức đăng ký và năng lực tài chính của một dự án đầu tƣ vào khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại. Ngồi ra, cịn có thể có sự tham gia thẩm định của Uỷ
ban vũ trụ (cơ quan giúp việc của Thủ tƣớng Chính phủ), Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế…
Về trình tự, thủ tục đăng ký: Đồng thời với việc đề xuất cơ quan cấp phép và
các loại giấy phép, tác giả xin kiến nghị một trình tự đăng ký hoạt động vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại nhƣ mơ hình đƣợc phác họa dƣới đây.
Thủ tục Cơ quan cấp phép
Bảng 4.2 - Trình tự đăng ký hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại
Về các loại giấy phép, để quản lý hiệu quả hoạt động khai thác khoảng khơng
vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại, pháp luật vũ trụ Việt Nam nên quy định giấy phép hoạt động kinh doanh công nghệ vũ trụ, giấy phép lƣu hành, vận hành phƣơng tiện vũ trụ, tàu vũ trụ, giấy phép đầu tƣ dự án vũ trụ.