Các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền nú

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 30)

nơng thơn miền núi

nơng thơn miền núi

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là nhân tố quan trọng quyết định công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng. Nền kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành: nông nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ, trong đó tỷ trọng ngành cơng nghiệp và dịch vụ cao hơn nông nghiệp; đồng thời việc phân ngành trong từng lĩnh vực sẽ tạo ra sự đa dạng về ngành nghề, đáp ứng phần lớn nhu cầu lao động ở nhiều trình độ khác nhau, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ để đáp ứng với cơng việc địi hỏi kỹ thuật cao. Ngược lại, kinh tế - xã hội chậm phát triển sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế lạc hậu, trong đó nơng nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề kém phát triển, thường sử dụng nhiều lao động phổ thơng, do đó khơng đủ khả năng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trong xã hội.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn là cơ sở để hoạch định kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước trong 5 năm, 10 năm. Theo đó, các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội, tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, mở rộng ngành nghề để phát huy thế mạnh của địa phương, đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ … được hoạch định. Từ đó đánh giá được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội, tính tốn được lộ trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động trẻ mới gia nhập thị trường.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 30)