Những kết quả đạt được trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 62 - 70)

5 Có vốn đầu tư nước ngoài 0,88 0,

2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua

miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua

2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong giải quyết việc làm cho thanhniên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua

* Tạo cơ chế, chính sách về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi

Giải quyết việc làm là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ngày 8/3/2001, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 211/QĐ-UB về việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm. Đến tháng 8/2008, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1546/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình việc làm của tỉnh, làm cơ sở cho việc triển khai công tác giải quyết việc làm hàng năm. Ban Chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc thực hiện chương trình việc làm cũng được thành lập tại Quyết định số 2097/QĐ-UBND ngày 27/10/2009 để tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ trong chương trình đề ra. Theo đó hàng năm, UBND tỉnh đều có quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho từng sở, ngành và huyện, thị; đồng thời giao chỉ tiêu kế hoạch về việc làm cho ngành Lao động, Thương binh & Xã hội.

Hàng năm, ngân sách Trung ương phê duyệt bổ sung nguồn vốn cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của tỉnh. Tổng nguồn vốn giai đoạn 2006 - 2009 là 14.000 triệu đồng cùng với số vốn thu hồi tại địa phương đã phê duyệt cho vay quay vòng được 531 dự án với tổng số tiền 37.297 triệu

đồng, tạo việc làm mới cho 4.643 lao động, trong đó có hơn 1000 thanh niên nơng thơn miền núi. Việc quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích đã góp phần đáng kể trong việc thay đổi nhận thức của thanh niên nơng thơn về việc làm, khuyến khích thanh niên phát triển sản xuất, tự tạo việc làm cho bản thân và tạo việc làm mới cho lao động xã hội. Qua đó tác động đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn miền núi.

* Phát triển kinh tế, xã hội tạo việc làm cho thanh niên nơng thơn miền núi

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 809 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: chế biến lâm sản, khai thác và chế biến khống sản, cơng nghiệp xây dựng và dịch vụ. Tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp là trên 14.500 người, thu nhập bình quân của lao động khoảng 1.200.000 đồng/người/tháng. Như vậy số lao động còn lại khoảng 168.000 người là lao động tự do trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hoặc tự làm việc trong gia đình.

Theo số liệu điều tra lao động việc làm cũng như báo cáo tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp thì số lao động có việc làm ổn định trong các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 80%, còn 20% là lao động mùa vụ. Đối với số lao động khác thì tỉ lệ có việc làm ổn định thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 70%. Lí do cơ bản là lao động nơng thơn vẫn chỉ lao động sản xuất với tính chất tự cung, tự cấp, làm việc theo mùa vụ hoặc làm những việc đem lại thu nhập, bất kể là việc gì.

Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của tỉnh khá thấp, cơ cấu lao động trong các ngành nghề đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, song chất lượng và hiệu quả việc làm khơng cao. Do đó, Bắc Kạn vẫn là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao, việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng việc làm là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của địa phương.

* Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi

Cùng với công tác giải quyết việc làm, UBND tỉnh, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội đã chủ động thực hiện công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn, thúc đẩy các hoạt động đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1548/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 về quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo quy hoạch này, Trường Trung cấp Nghề được nâng cấp lên cao đẳng, Trường Cao đẳng Cộng đồng được nâng cấp lên đại học, xây dựng Trường Trung cấp Y gắn với Bệnh viện Đa khoa 500 giường, hoàn thiện 07 trung tâm dạy nghề các huyện và Trung tâm dạy nghề Thanh niên trực thuộc Tỉnh đoàn.

Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đang từng bước được hoàn thiện. Đến nay, tỉnh Bắc Kạn có 18 cơ sở dạy nghề, trong đó có 01 trường Trung cấp nghề, 01 Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghề trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, 07 Trung tâm Dạy nghề công lập thuộc các huyện; 04 cơ sở đào tạo nghề của các hội, đồn thể có đăng ký hoạt động dạy nghề; 01 Trung tâm đào tạo lái xe thuộc Trường Dạy nghề số 1 - Bộ Quốc phòng và 04 trung tâm dạy nghề ngồi cơng lập. Việc ra đời các cơ sở dạy nghề đã góp phần đào tạo và cung ứng lực lượng lao động có tay nghề theo nhu cầu thực tế, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đáng kể trong cơng tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Quy mơ, cơ cấu, số lượng, trình độ các nghề đào tạo đã có chuyển biến. Quy mơ đào tạo của 18 cơ sở dạy nghề đạt: 15.531 người/năm, trong đó: Quy mơ tuyển sinh của trường Trung cấp nghề tỉnh là 805 người/năm (hệ trung cấp

325 người, hệ sơ cấp 480 người). Quy mô tuyển sinh của 7 cơ sở dạy nghề công

lập cấp huyện là 3.550 người/năm (đào tạo nghề thường xuyên dưới 03 tháng). Quy mô tuyển sinh của 04 cơ sở dạy nghề thuộc các hội, đoàn thể là 5.050/năm,

(sơ cấp nghề là 4.250 người, dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng là 800 người).

Quy mô tuyển sinh của 04 cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập, mỗi năm tuyển sinh được 6.126 người (sơ cấp nghề là 5.496 người, dưới 03 tháng là 630 người).

Về ngành nghề đào tạo: trình độ trung cấp nghề có 8 nghề, bình qn mỗi năm đào tạo được 350 người gồm các nghề: công nghệ ô tô, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, thú y, vận hành trong nhà máy điện, nguội - sửa chữa máy công cụ, cắt gọt kim loại, kỹ thuật xây dựng. Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng mỗi năm đào tạo được 6.000 người gồm các nghề: hàn, điện công nghiệp, xây dựng, may và thiết kế thời trang, mây tre đan, lái xe ôtô, điện dân dụng, thêu ren, sửa chữa máy vi tính, trồng nấm, chăn nuôi gia súc - gia cầm, sửa chữa cơ khí nơng nghiệp, thú y, sản xuất phân vi sinh, kỹ thuật trồng trọt.

Về cơ cấu nghề đào tạo: nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đào tạo được 817 người/năm, chiếm 12,8%; nhóm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp đào tạo được 3.803 người/năm, chiếm 59,8%; nhóm ngành dịch vụ đào tạo được 1.370 người/năm, chiếm 27,4%. Điều này cho thấy việc đào tạo nghề cho lao động nói chung và thanh niên nơng thơn miền núi nói riêng vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp để phục vụ nhu cầu lao động tại địa phương, chưa thực sự gắn kết với thị trường lao động và hướng ra xuất khẩu lao động.

Điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng dạy nghề từng bước được cải thiện. Chương trình, giáo trình dạy nghề được các cơ sở dạy nghề chủ động biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giáo trình dạy nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên được xây dựng theo nhu cầu của người học. Các chương trình khung của từng nghề ở trình độ trung cấp do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội mới ban hành bắt đầu được triển khai ở các cơ sở dạy nghề. Chương trình, giáo trình mơn học chung (chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, quốc phịng an ninh, tin học, ngoại ngữ) cũng được Bộ

Lao động - Thương binh & Xã hội ban hành và được các cơ sở dạy nghề áp dụng thống nhất.

Đội ngũ giáo viên của 18 cơ sở dạy nghề hiện có 269 người (gồm 122

giáo viên cơ hữu và 147 giáo viên hợp đồng), trong đó 11 cơ sở dạy nghề

cơng lập thuộc tỉnh quản lý có 141 giáo viên gồm: Trường trung cấp nghề có 32 giáo viên cơ hữu, 09 giáo viên hợp đồng; 10 cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện và trung tâm dạy nghề các hội, đồn thể có 9 giáo viên cơ hữu và 77 giáo viên hợp đồng. Chất lượng giáo viên của 11 cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý: Phân theo trình độ chun mơn có 01 giáo viên trình độ thạc sỹ chiếm 0,4%, 120 giáo viên có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 85%, 20 giáo viên có trình độ trung cấp chiếm 14,6%. Phân theo trình độ sư phạm: 07 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật, 24 giáo viên có trình độ sư phạm dạy nghề, 01 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm bậc I, 16 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm bậc II.

Theo Quyết định 71/2008/QĐ-BLĐTBXH, tỷ lệ giữa học sinh và giáo viên ở các cơ sở đào tạo nghề là 20 học sinh/1 giáo viên thì các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý đang thiếu 135 giáo viên. Đối với các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập, đa số giáo viên đều đạt các tiêu chuẩn về bằng cấp, trình độ chun mơn và có nghiệp vụ sư phạm, dạy nghề.

Hiện nay, tồn tỉnh có 05 cơ sở dạy nghề được cấp đất để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, khu lớp học và xưởng thực hành. Trường Trung cấp nghề có tổng diện tích phịng học lý thuyết được đầu tư xây dựng là 1064,36m2 thiếu khoảng 200m2 phịng học lý thuyết; tổng diện tích xưởng thực hành có 1.448m2, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đào tạo, nhưng so với quy mơ tuyển sinh cịn thiếu khoảng 2.752m2 xưởng thực hành. Tồn tỉnh cũng có 04 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo thông

qua dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” là trung tâm dạy nghề huyện Chợ Mới, huyện Na Rì, huyện Chợ Đồn và huyện Ba Bể.

Giai đoạn 2006 - 2010, có 06 trung tâm dạy nghề thuộc tỉnh quản lý được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo thông qua dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề”. Số trang thiết bị này đầu tư chủ yếu cho các nghề: công nghệ ô tô, tin học, điện tử, điện dân dụng, cơ khí, nơng - lâm nghiệp, may cơng nghiệp. Một số ít cơ sở dạy nghề đã liên kết với các doanh nghiệp để học sinh thực tập, tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại mà doanh nghiệp đang sử dụng trong sản xuất nhằm gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo với thực tiễn.

* Kết quả đào tạo nghề cho thanh niên nông thơn miền núi

Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhưng công tác đào tạo nghề của tỉnh những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể trong việc nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương, nhất là đối với thanh niên nông thôn.

Giai đoạn 2006 - 2010, chỉ tiêu của tỉnh đề ra là tuyển mới 30.000 người học nghề, năm 2011 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nghề mới là 5.000 người. Như vậy, tổng chỉ tiêu tuyển sinh dạy nghề cả thời kỳ 2006 - 2011 là 35.000 người, trong đó dạy nghề ngắn hạn, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên chiếm 90% tổng chỉ tiêu, chỉ có 10% chỉ tiêu dạy nghề dài hạn ở trình độ trung cấp.

Phần lớn học viên tham gia các lớp dạy nghề cả ngắn hạn và dài hạn đều là đối tượng thanh niên nông thôn miền núi. Do đó, khả năng tiếp thu kiến thức của học viên thanh niên nhanh nhạy hơn các đối tượng khác, thuận lợi cho việc chuyển tải những kiến thức đã học đến các thành viên trong gia

đình và cộng đồng dân cư để đưa khoa học kỹ thuật đến với khu vực nông thôn miền núi.

Biểu đồ 2.2: Thanh niên nông thôn được đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2011

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh & Xã hội, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Tỉnh đoàn Bắc Kạn.

Giai đoạn 2006 - 2011, các cơ sở đào tạo trên địa bàn đã tuyển mới và đào tạo được 25.946 chỉ tiêu học nghề, trong đó dạy nghề hệ trung cấp được 3.449 người, dạy nghề cho lao động nông thôn và dạy nghề cho người nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được 19.960 người, dạy nghề cho người nghèo được 2.435 người, số người tàn tật được học nghề là 102 người. Tính đến 31/12/2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề luỹ kế so với tổng lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh đạt 21,2%.

Thanh niên nông thôn được đào tạo nghề thời gian qua có 14.210 người chiếm 54,77%, trong đó thanh niên học nghề hệ trung cấp chiếm khoảng 95%, số cịn lại chủ yếu tham gia theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thôn, dạy nghề cho thanh niên từ 16 đến 25 tuổi theo chương trình 135 giai đoạn II và một số chương trình đào tạo khác.

Giai đoạn 2006 - 2008, số thanh niên nông thôn được đào tạo nghề chiếm bình quân 48,72% số người học nghề và chiếm 75,02% tổng số thanh

niên tham gia học nghề. Từ khi Trường trung cấp nghề Bắc Kạn được đầu tư cơ sở hạ tầng, tỷ lệ thanh niên nông thôn tham gia học nghề ngày càng tăng.

Công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề và cấp bằng, chứng chỉ nghề tuân thủ đúng Quyết định số 1536/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 01/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội. Kết thúc khóa học, các cơ sở đào tạo nghề đều tổ chức kiểm tra, có quyết định cơng nhận kết quả và cấp bằng, chứng chỉ cho học viên. Các quyết định này đều được lưu trữ tại cơ sở đào tạo nghề và tại Phòng quản lý Dạy nghề của Sở Lao động, Thương binh & Xã hội.

* Kết quả giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi thơng qua các chương trình

Từ năm 2006 đến 2011, tỉnh Bắc Kạn đã giải quyết việc làm cho 35.580 lao động, đạt 100% kế hoạch đề ra. Giải quyết việc làm được tiến hành thơng qua các chương trình cụ thể như: xuất khẩu lao động được 2.856 người; thông qua Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm hơn 10.500 lao động; thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khoảng 22.000 lao động. Trong số này, thanh niên nông thôn được giải quyết việc làm chiếm trên 60%, riêng chương trình xuất khẩu lao động, thanh niên nơng thôn chiếm khoảng 70%.

Biểu đồ 2.3: Thanh niên nông thôn được giải quyết việc làm

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Bắc Kạn.

* Giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn thơng qua xuất khẩu lao động

Có thể nói cơng tác xuất khẩu lao động của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2006 đến 2011 đã có 2.856 lao động được xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi, trong đó có 2.036 thanh niên nơng thơn miền núi.

Biểu 2.8: Thanh niên nông thôn miền núi tham gia xuất khẩu lao động

giai đoạn 2006 - 2011

TT Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 62 - 70)