Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số tỉnh của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 35 - 38)

THÔN Ở MỘT SỐ TỈNH CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM. BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO TỈNH BẮC KẠN

1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ởmột số tỉnh của Trung Quốc một số tỉnh của Trung Quốc

Trung Quốc là một cường quốc về dân số với 1,37 tỷ người vào năm 2010, trong đó lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm khoảng 28%, tương đương với 400 triệu người. Mặc dù có nhiều biến động về cơ cấu dân số nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia có “cơ cấu dân số vàng” với lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60 chiếm ưu thế. Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đặc biệt coi trọng giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động thanh niên nông thôn, lực lượng chiếm ưu thế trong tổng số thanh niên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

Trong thời kỳ đầu cải cách và mở cửa xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tốc độ đơ thị hóa của Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng,

cùng với dân số tăng nhanh làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng nông thôn ngày càng tăng. Trong những năm 1990 ước tính Trung Quốc có từ 100 đến 120 triệu lao động nông thôn thiếu việc làm, hàng năm con số này lại được bổ xung thêm từ 6 đến 7 triệu người.

Để giải quyết vấn đề lao động việc làm cho thanh niên nông thôn, Trung Quốc đã tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

Trước hết, Trung Quốc tập trung phát triển các xí nghiệp địa phương để tạo việc làm cho người lao động. Chính sách khuyến khích phát triển các xí nghiệp địa phương đã làm cho cơng cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc diễn ra sâu rộng hơn.

Các doanh nghiệp địa phương đóng vai trị chính trong việc thu hút lực lượng lao động dơi dư ở nơng thơn. Các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước và sự đầu tư của kinh tế tư nhân vào khu vực phi nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương. Trong những năm đầu đã có đến 20% tổng thu nhập của người dân nông thôn là từ các doanh nghiệp địa phương. Ở những vùng phát triển hơn, tỷ lệ này lên tới trên 50%. Năm 1992, số lượng lao động làm việc trong khu vực này cũng tăng khoảng vài trăm triệu người. Đây là dấu hiệu cất cánh của cơng nghiệp hóa nghiệp, nơng thôn Trung Quốc mà ưu tiên hàng đầu là tạo ra cơ hội việc làm cho lao động nông thôn, nhất là giới trẻ chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của quốc gia này.

Việc khuyến khích xây dựng các doanh nghiệp địa phương là một trong những giải pháp quan trọng của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở khu vực nơng thơn, góp phần giảm sức ép về việc làm ở các đô thị lớn.

Trung Quốc cho rằng có hai cách chính để chuyển đổi lao động dư thừa trong nông thôn: cách thứ nhất là chuyển họ sang các ngành công nghiệp và

dịch vụ ở các vùng nông thôn, cách thứ hai là chuyển họ đến các thành phố để làm việc.

Năm 1995 có khoảng 60 triệu lao động nơng thơn tìm kiếm việc làm ở các đô thị và hầu hết trong số họ gia nhập vào đội ngũ dân số trôi nổi ở các thành phố lớn. Trong những năm 1990, số lượng nông dân rời bỏ sản xuất nơng nghiệp và đi tìm việc làm ở nơi khác đã lên tới trên 200 triệu người và điều cần thiết là phải tạo thêm các đô thị mới để thu hút họ.

Các chính sách đúng đắn trong việc thúc đẩy hình thành các đơ thị quy mơ nhỏ đã gặt hái được những thành cơng đáng khích lệ. Giá trị tổng sản lượng của 118 xí nghiệp địa phương ở Sinh Ký - một đô thị mới ở tỉnh Giang Tô - đã đạt 28 tỷ Nhân dân tệ vào năm 1991 và giá trị sản lượng bình quân đầu người đạt 6 nghìn USD, vượt qua cả chỉ tiêu này của Hàn Quốc. Một ví dụ khác là đơ thị Lương Cương ở tỉnh Chiết Giang được thành lập từ vùng nông thôn vào năm 1984. Chỉ sau hai năm, nông dân địa phương đã xây dựng nơi này trở thành một đô thị mới với 27 tuyến phố, diện tích xây dựng xấp xỉ 1 triệu m2 và dân số 30.000 người với tổng chi phí 160 triệu Nhân dân tệ, trong đó chỉ có 9 triệu Nhân dân tệ do Nhà nước hỗ trợ. Năm 1993, thành phố này đã có số dân là 130.000 người và giá trị sản lượng hàng năm là 800 triệu Nhân dân tệ.

Các đô thị mới được thành lập ở các vùng nông thôn thúc đẩy nhu cầu về phát triển cơng nghiệp nơng thơn, là nền tảng cho q trình chuyển đổi sản xuất dịch vụ giải trí cũng như giáo dục và thông tin. Do vậy người nông dân không cịn phải quan tâm nhiều đến quy mơ của đơ thị là lớn hay nhỏ như trước kia.

Trung Quốc chủ trương thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp địa phương qua đó đẩy nhanh q trình hình thành các đơ thị nhỏ ở các vùng nơng thơn. Chính sách này góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện quan trọng cho công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Ngồi ra, Trung Quốc cịn chủ

trương tạo ra một mơ hình phát triển đơ thị mới nằm giữa các thành phố qui mô lớn và vừa như: Hạ Môn, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Vũ Hán và Thẩm Quyến.

Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng có khá nhiều kinh nghiệm trong giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn. Đồn Thanh niên cộng sản tỉnh này những năm gần đây mới bắt đầu có kế hoạch giải quyết việc làm cho thanh niên. Đây là vấn đề rất khó khăn và phức tạp, nên phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

Thứ nhất, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chun mơn với

doanh nghiệp, xí nghiệp trên địa bàn. Đây là khu vực để thanh niên kiến tập. Vân Nam đã tranh thủ được 163 xí nghiệp giúp đỡ 12.000 thanh niên với các công việc khác nhau.

Thứ hai, Vân Nam phát triển đào đạo nghề cho thanh niên. Học sinh tốt

nghiệp cấp 3 tiến hành đào tạo thực dụng về kỹ thuật, cung cấp kỹ năng đào tạo nghề cho thanh niên đô thị.

Thứ ba, tỉnh Vân Nam đã mời các chuyên gia xuất sắc, doanh nhân trẻ

và những người đã thành công trong lập nghiệp đảm nhận việc hướng dẫn hoặc tư vấn cho thanh niên của tỉnh.

Thứ tư, tỉnh đã thành lập 01 doanh nghiệp cơ sở, phát huy lợi thế của

các nhà doanh nhân trẻ và hiệp hội thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn [14].

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 35 - 38)