Tình hình thanh niên nơng thơn miền núi tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 55)

Tỉnh Bắc Kạn hiện có 86.025 thanh niên (độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi), chiếm 29,28% dân số và 41,88 % tổng số lao động của địa phương, trong đó thanh niên nơng thơn có 72.968 người, chiếm 84,82% tổng số thanh niên. Là tỉnh miền núi có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Bắc Kạn có tới 91,85% thanh niên nông thôn miền núi là thanh niên dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã miền núi, vùng cao, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Biểu 2.1: Thanh niên chia theo độ tuổi, giới tính, khu vực, năm 2009

ĐVT: người Độ tuổi

Tổng số Thành thị Nông thôn

T. số Nam Nữ T. số Nam Nữ T. số Nam Nữ

16-19 tuổi 25614 13436 12178 3430 1657 1773 22184 11779 10405 20-24 tuổi 28955 15522 13433 4402 1992 2410 24553 13530 11023 25-30 tuổi 31456 16371 15085 5225 2466 2759 26231 13905 12326 Tổng số 86025 45329 40696 13057 6115 6942 72968 39214 33754

Nguồn: Số liệu tổng điều tra dân số năm 2009.

* Tỷ lệ biết chữ của thanh niên nông thôn miền núi Bắc Kạn

Trong những năm gần đây, tỷ lệ biết chữ của thanh niên nói chung và thanh niên nơng thơn miền núi trong tồn tỉnh nói riêng có xu hướng tăng lên. Năm 2009, tồn tỉnh có 95,69% thanh niên biết chữ, cao hơn bình quân chung của tỉnh là 5,55% nhưng thấp hơn bình quân chung của thanh niên cả nước 3,91%. (Năm 2008, cả nước có 99,6% thanh niên biết chữ).

Biểu 2.2: Tỷ lệ biết chữ của thanh niên theo nhóm tuổi, khu vực, 2009

ĐVT: %

Nhóm tuổi Tổng số Thành thị Nơng thơn

Cả nước 93,90 97,20 92,40

Tồn tỉnh 90,14 97,48 88,68

16 - 17 tuổi 97,48 99,22 97,1918 - 19 tuổi 96,53 99,18 96,15 18 - 19 tuổi 96,53 99,18 96,15 20 - 30 tuổi 93,07 98,72 92,00 Bình quân thanh niên 95,69 99,04 95,11

Nguồn: Số liệu tổng điều tra dân số năm 2009.

Tỷ lệ biết chữ của thanh niên nông thôn tăng lên đáng kể với mức bình quân là 95,11%, cao hơn bình qn chung của địa bàn nơng thơn 6,43%. Chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thanh niên nông thôn và thanh niên thành thị cũng được thu hẹp dần, khoảng cách chênh lệch chỉ cịn 3,07%. Trong đó chênh lệch cao nhất ở nhóm tuổi từ 20 đến 30 tuổi (6,72%) và chênh lệch thấp nhất ở nhóm tuổi 15 đến 17 tuổi (1,03%).

* Trình độ học vấn, trình độ chun mơn của thanh niên nơng thơn miền núi Bắc Kạn

Trình độ học vấn của thanh niên nông thôn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010 đã có sự biến đổi theo hướng tích cực. Năm 2000 số thanh niên

trong độ tuổi chưa bao giờ đi học chiếm 11,45%; số thanh niên chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 12,66%; số thanh niên tốt nghiệp tiểu học chiếm 47,26%; số thanh niên tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 14,97%; số tốt nghiệp Trung học phổ thơng chiếm 13,63%.

Biểu 2.3: Trình độ học vấn, chun mơn của thanh niên nơng thơn

theo nhóm tuổi năm 2011

Đơn vị tính: người Nhóm tuổi TN tốt nghiệp các bậc học Tiểu học THCS THPT cấp nghề TC nghề nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau ĐH 16-19 26868 2144 10603 13681 45 76 15 167 50 87 0 20-24 23208 3171 8216 8313 236 571 55 1694 502 450 0 25-30 23402 6632 8842 4154 335 570 37 1357 532 938 5 T. số 73478 11947 27661 26148 616 1217 107 3218 1084 1475 5 Tỷ lệ (%) 85,41 13,89 32,25 30,40 0,72 1,42 0,12 3,74 1,26 1,72 0,01

Nguồn: Số liệu điều tra của Cục Thống kê năm 2011.

Tính đến năm 2011, số thanh niên nơng thơn có trình độ học vấn và chuyên mơn kỹ thuật đã tăng lên đáng kể. Trong đó, số thanh niên nơng thơn có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên là 73.478/86.025 người chiếm 85,41%, số thanh niên tốt nghiệp từ Trung học cơ sở trở lên là 61.531/86.025 người chiếm 71,53% tổng số thanh niên. Đây là một kết quả khả quan của quá trình nỗ lực đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở và nâng cao dân trí trên địa bàn tỉnh.

Tuy vậy, số thanh niên nơng thơn có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ có 7.722 thanh niên có trình độ từ sơ cấp nghề trở lên, chiếm 8,98% tổng số thanh niên và chiếm 12,55% so với thanh niên tốt nghiệp từ THCS trở lên. Đây thực sự là con số đáng báo động về chất lượng nguồn nhân lực trẻ của địa phương, tạo ra áp lực rất lớn cho công tác giải quyết việc làm.

Tuy nhiên, do xuất phát điểm của tỉnh thấp, trình độ học vấn của thanh niên còn ở mức thấp so với cả nước, nhất là so với các tỉnh đồng bằng nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề chuyên sâu của tỉnh. Trong đó thanh niên nơng thôn được đào tạo nghề từ sơ cấp nghề đến cao đẳng tăng khá chậm. Lý do ngạch đào tạo này chưa được thanh niên nông thôn quan tâm là mặc dù trong những năm qua các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thành lập và phát triển khá nhiều, song việc sử dụng lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên chưa thu hút nhiều thanh niên nông thôn tham gia học nghề.

Ngạch đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học những năm gần đây đều có xu hướng tăng cả về cơ cấu và số lượng, tuy nhiên tỷ lệ 6,73% thanh niên nơng thơn có trình độ từ trung cấp chun nghiệp trở lên (không kể

trung cấp và cao đẳng nghề) vẫn còn rất thấp so với các tỉnh trong cả nước.

Như vậy, thanh niên nông thôn miền núi của tỉnh về cơ bản chưa qua đào tạo về chun mơn kỹ thuật. Số đã được đào tạo thì cơ cấu ngành nghề chưa cân đối so với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương. Một số chuyên ngành còn thiếu trầm trọng như ngành y dược, thợ kỹ thuật và chuyên gia quản lý kinh tế bậc cao.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 55)