Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn miền nú

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 91)

1 Số người đi XKLĐ (người) 836 500 520 200 350 450 2856 2Số TNNT đi XKLĐ (người)5463323626826434

3.2.1.Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn miền nú

NIÊN NƠNG THƠN MIỀN NÚI TỈNH BẮC KẠN

3.2.1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo việclàm cho thanh niên nông thôn miền núi làm cho thanh niên nông thôn miền núi

Giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Bắc Kạn cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Phát triển nhanh và mạnh công nghiệp và dịch vụ; đồng thời từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Để đạt được mục tiêu, căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng cụ khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhân lực, tỉnh cần xây dựng cơ chế thơng thống, giải quyết thủ tục nhanh chóng, có trách nhiệm với các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư vào địa phương, nhất là địa bàn nông thơn, miền núi, vùng cao; xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực với mức ưu đãi cao trong khung pháp lý chung của nhà nước,

chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư; cụ thể hố và thể chế hố chính sách đầu tư khuyến khích và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trẻ khu vực nông thôn miền núi.

Tỉnh cũng cần thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, giảm tiền thuê đất; cho vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề; cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị giảng dạy, có chế độ ưu đãi với giáo viên dạy nghề…

Bắc Kạn đã và đang lựa chọn các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản cơng nghệ hiện đại, sử dụng nhân lực có chun mơn, tay nghề cao. Do đó, sự hỗ trợ cũng tính tới các ngành, nghề, doanh nghiệp cần đào tạo phù hợp với cơ cấu nhân lực và xu thế phát triển của các ngành mũi nhọn trong tương lai, tỉnh định hướng những ngành mũi nhọn để phấn đấu trong những năm tới sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp.

Địa phương cũng cần đẩy mạnh phát triển du lịch và dịch vụ, nhất là du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Bể và du lịch lịch sử. Vườn quốc gia Ba Bể hiện đang trình UNESCO cơng nhận là di sản thiên nhiên thế giới, tương lai sẽ phát triển mạnh về du lịch sinh thái kết hợp với du lịch lịch sử. Đây là cơ sở quan trọng để một bộ phận thanh niên nông thôn miền núi tham gia các ngành dịch vụ du lịch, phát triển làng nghề quanh vùng đệm và vùng lõi của vườn quốc gia; đồng thời là hạt nhân nòng cốt trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số Bắc Kạn.

Đẩy mạnh trồng rừng, khai thác chế biến lâm sản, đảm bảo cho một bộ phận dân cư và thanh niên thoát nghèo từ nghề rừng. Trong thời gian qua, lực lượng thanh niên nơng thơn miền núi đã tích cực tham gia cơng tác trồng rừng và sản xuất giống cây lâm nghiệp, qua đó đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động thanh niên.

Phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh ni, trồng các cây, con đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Cần quan tâm đến việc nuôi trồng, khai thác và

chế biến lâm sản là đặc sản của vùng như nấm hương, mật ong rừng, trà giảo cổ lam… để trở thành hàng hố có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Tập trung phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp khai thác chế biến khống sản và chế biến các sản phẩm từ nơng, lâm nghiệp. Hồn thiện khu cơng nghiệp Thanh Bình và các cụm cơng nghiệp tuyến huyện để phục vụ chế biến nông, lâm sản.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 91)