Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 40)

miền núi tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh miền núi cách Thủ đơ Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tỉnh Lạng Sơn 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phịng hơn 100 km về phía Đơng. Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố,

trong đó có 6 huyện miền núi và huyện vùng cao Sơn Động với 229 xã, phường, thị trấn. Bắc Giang có nhiều tiềm năng về đất đai, tài ngun khống sản, nhiều vùng núi cao và trung du trải rộng xen kẽ với đồng bằng phì nhiêu. Bắc Giang có nhiều điểm tương đồng với Bắc Kạn trong phát triển kinh tế xã hội và có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi mà tỉnh Bắc Kạn có thể học tập.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010 là 9%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 650 USD. Điều này có được là do tỉnh tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn với 15 ngàn hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 435 làng có nghề, trong đó có 33 làng đạt tiêu chí làng nghề, tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn, tăng thêm thời gian lao động lúc nông nhàn. Địa phương cũng đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ xây dựng thương hiệu một số vùng, sản phẩm hàng hóa như: vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, chế biến lạc giống và thương phẩm, lúa thơm, phát triển kinh tế trang trại có nhiều mơ hình cho thu nhập cao. Đây là cơ sở quan trọng giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn miền núi.

Giáo dục nghề nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm; các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn mỗi năm dạy nghề cho khoảng 3 vạn lao động, chủ yếu là lao động thanh niên, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 33%. Phần lớn lao động qua đào tạo nghề đã có việc làm. 5 năm qua, tỉnh đã tạo việc làm mới cho trên 10 vạn lượt lao động. Hiện có 2,3 vạn lao động thường xuyên làm việc ở nước ngoài, tăng 1,1 vạn so với năm 2005, trong đó có 70% là thanh niên nơng thơn miền núi; hàng năm gửi về địa phương trên 1.000 tỷ đồng [33].

Đến nay, Bắc Giang có 71 cơ sở dạy nghề, trong đó thành lập mới 31 cơ sở; đăng ký hoạt động dạy nghề cho 16 doanh nghiệp và 07 cơ sở khác; bổ

sung chức năng dạy nghề và đổi tên 09 trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của tỉnh khá đồng bộ với nhiều trình độ đào tạo đã góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối giữa lao động đào tạo nghề với đào tạo đại học, hình thành cơ cấu nhân lực ngày càng phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động và nhu cầu của người học [33].

Giai đoạn 2011- 2016, tỉnh Bắc Giang phấn đấu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hố, tiểu thủ cơng nghiệp, nghề nơng thơn gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm mới cho 27 nghìn lao động/năm, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 50%; tăng đầu tư cho công tác đào tạo nghề gắn với thị trường lao động; thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề; đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp với các trường đại học có uy tín để dạy nghề kết hợp giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ của địa phương [33].

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 40)