1 Số người đi XKLĐ (người) 836 500 520 200 350 450 2856 2Số TNNT đi XKLĐ (người)5463323626826434
3.1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm
3.1.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội tỉnh BắcKạn đến năm 2020 Kạn đến năm 2020
3.1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh BắcKạn đến năm 2020 Kạn đến năm 2020
Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình qn 15%/năm, trong đó: lĩnh vực nơng - lâm nghiệp - thủy sản tăng 8%/năm, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 23%/năm, dịch vụ tăng 18%/năm. Phấn đấu đến năm 2015, cơ cấu ngành trong GDP sẽ là: khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 37%, khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 29%, khu vực dịch vụ chiếm 34%. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt trên 22 triệu đồng [38].
Thu ngân sách địa phương phấn đấu tăng bình quân 20%/năm, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 12%/năm. Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ du lịch và đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút 430.000 lượt khách du lịch đến địa phương. Phấn đấu đến năm 2015 đưa tỉnh Bắc Kạn cơ bản thốt khỏi tình trạng kém phát triển.
Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 13,5%/năm. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp từ 70% năm 2010 xuống 62% vào năm 2020; tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 12% năm 2010 lên 17% vào năm 2020; tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ từ 18% năm 2010 lên 21% năm 2020.
Đến năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%
(theo chuẩn hiện hành); tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề đạt 35%; 7/8
huyện, thị xã có Trung tâm dạy nghề được đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị hoạt động; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT là 75%, năm 2020 là 85%; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập THCS của tỉnh. Đào tạo nghề cho 85% học sinh không thi đỗ vào đại học. Phấn đấu đến năm 2015 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 34%, trong đó đào tạo nghề là 23%. Đến năm 2020 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45%, trong đó đào tạo nghề là 30%.
Giai đoạn 2011 - 2015, phấn đấu bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 6.000 người, trong đó có khoảng 4.000 thanh niên nông thôn miền núi; giai đoạn 2016 - 2020 phấn đấu bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 6.500 nghìn người, trong đó có khoảng 4.500 thanh niên nơng thôn miền núi bước vào độ tuổi lao động [38].