Những hạn chế, yếu kém trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 77)

1 Số người đi XKLĐ (người) 836 500 520 200 350 450 2856 2Số TNNT đi XKLĐ (người)5463323626826434

2.2.2.2. Những hạn chế, yếu kém trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua

niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua

* Hạn chế trong việc tạo cơ chế, chính sách về giải quyết việc làm

Nhìn chung, cơ chế chính sách của tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nói chung và thanh niên nơng thơn nói riêng chủ yếu ban hành theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn chưa ban hành một chính sách riêng nào về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi.

Nguồn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm bổ sung cho tỉnh rất hạn hẹp, trong khi đó tỉnh Bắc Kạn chưa thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động của tỉnh nên rất khó khăn cho thanh niên nơng thơn muốn vay vốn tạo việc làm và tham gia xuất khẩu lao động. Thêm vào đó, các chương trình vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội dù được ủy thác qua bốn tổ chức đoàn thể là: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Nhưng do cơ chế vay theo hộ, đứng đầu là chủ hộ, trong khi số hộ gia đình do thanh niên làm chủ lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó thanh niên nơng thơn rất khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, tự tạo việc làm.

* Hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm

Nền kinh tế của địa phương còn yếu kém. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn chậm và mất cân đối. Ngành nơng nghiệp tiếp tục giữ vai trị chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, song sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn nhỏ lẻ, manh mún, cịn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Cơ cấu kinh tế nơng thơn chưa có sự thay đổi, thu nhập của nông dân vẫn chủ yếu từ sản xuất nơng nghiệp theo mơ hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại với quy mơ nhỏ, sản lượng hàng hóa thấp,

chưa tạo được vùng chuyên canh sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn. Kinh tế hợp tác phát triển chậm, làng nghề thủ công và cơ sở chế biến nông, lâm sản chưa phát triển, tạo áp lực lớn cho công tác giải quyết việc làm, nhất là việc làm cho thanh niên nông thôn lúc nông nhàn.

Công nghiệp tăng trưởng chậm, đạt 11,94%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp. Một số dự án công nghiệp đã được triển khai nhưng do năng lực tài chính của chủ đầu tư hạn chế, sử dụng cơng nghệ lạc hậu, chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm nên phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng như: Nhà máy xi măng Bắc Kạn, Nhà máy luyện gang Cẩm Giàng, Công ty TNHH may cơng nghiệp ... Do đó phải cắt giảm một bộ phận khơng nhỏ lao động là thanh niên nông thôn. Nguồn nhân lực của tỉnh tuy khá dồi dào nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, đa số lao động xuất thân là thanh niên nơng thơn miền núi nên chưa có tác phong lao động cơng nghiệp, thiếu cán bộ quản lý giỏi và công nhân lành nghề.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh gần như chưa có chuyển biến. Các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp cịn ít, quy mơ nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường nên chưa góp phần đáng kể giải quyết việc làm và đóng góp cho ngân sách địa phương.

Tỉnh chưa có định hướng rõ nét trong phát triển du lịch, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và du lịch Vườn quốc gia Ba Bể nói riêng đang từng bước hoàn thiện. Tốc độ đầu tư cho phát triển du lịch rất chậm, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên môn làm công tác du lịch vừa thiếu lại vừa yếu, hầu hết không được đào tạo đúng chuyên ngành. Do đó hạn chế trong tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn ở lĩnh vực được coi là tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Thực trạng trên cho thấy công tác đào tạo nghề trong những năm gần đây tuy đã có bước phát triển và đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất - kinh doanh và dịch vụ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và của tỉnh Bắc Kạn.

Công tác dạy nghề chủ yếu vẫn theo hướng cung là chính, nghĩa là cơ sở đào tạo nghề vẫn đang đào tạo những nghề là thế mạnh của mình. Chất lượng dạy nghề cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Quy mô các cơ sở dạy nghề còn nhỏ, cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề ở cấp tỉnh và cấp huyện chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề cịn hạn chế, chưa mang tính chun nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề cơ bản đã phủ khắp toàn tỉnh nhưng thực chất chỉ có một số ít cơ sở có đủ điều kiện tổ chức đào tạo nghề. Số cơ sở cịn lại đã được thành lập song chưa có bộ máy, chưa có cơ sở vật chất và trang thiết bị để đi vào hoạt động. 03 trung tâm dạy nghề huyện Pác Nặm, Bạch Thông và Ngân Sơn cần khoảng 6.000m2 đất để xây dựng trung tâm hiện chưa được đầu tư. Các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện đã được đầu tư cũng mới xây dựng trụ sở làm việc và khu phịng học, chưa có xưởng thực hành. Trong khi đó so với quy mô tuyển sinh, các trung tâm này cần khoảng 8.875m2 xưởng thực hành nghề. Trường Trung cấp nghề Bắc Kạn và các trung tâm dạy nghề cơng lập cấp huyện cịn thiếu khoảng 6.200m2 diện tích phịng học lý thuyết và 11.627m2 xưởng thực hành. Bên cạnh đó, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề còn thiếu và lạc hậu. Những năm trước đây phần lớn các

cơ sở dạy nghề đều tận dụng những máy móc, thiết bị đã hỏng ở các doanh nghiệp và trang thiết bị tự làm để dạy nghề.

Các điều kiện đảm bảo chất lượng còn hạn chế: Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, nhất là phương pháp giảng dạy, kỹ năng thực hành nghề, trình độ ngoại ngữ và tin học ứng dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác đào tạo nghề và đang rất cần được đào tạo bồi dưỡng. Chương trình, giáo trình dạy nghề chậm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với trình độ kỹ thuật cơng nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề đã có nhiều nỗ lực song chưa làm cho xã hội, nhất là thanh niên học sinh tốt nghiệp THCS, THPT và phụ huynh học sinh hiểu đúng và lựa chọn học nghề là một con đường lập thân, lập nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân, điều kiện của gia đình và phù hợp với phân công lao động xã hội.

Việc gắn kết giữa đào tạo nghề và giới thiệu việc làm chưa thật hiệu quả. Hầu hết các cơ sở đào tạo nghề thực hiện việc đào tạo theo chương trình mục tiêu, chỉ tiêu do ngân sách phân bổ. Việc đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động chưa nhiều, khơng ít học viên ra trường khơng tìm được việc làm gây lãng phí cho q trình đào tạo.

* Hạn chế trong giải quyết việc làm thơng qua các chương trình

Tỉnh chưa có chính sách tạo nguồn đối với lao động xuất khẩu nhất là lao động thanh niên có trình độ tay nghề cao, có ngoại ngữ. Một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, thiếu sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, phó mặc cho ngành Lao động - Thương binh & Xã hội thực hiện. Sự phối hợp giữa ngành Lao động - Thương binh & Xã hội với các đoàn thể chưa chặt chẽ. Sự chuẩn bị về tâm lý, kỹ năng, tay nghề, trình độ ngoại ngữ cho thanh niên đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi chưa tốt nên chất lượng thanh niên nông thôn miền núi đi xuất khẩu lao động chưa cao.

Công tác tuyển chọn lao động và tổ chức quản lý lao động ở nước ngồi của một số doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động chưa chặt chẽ. Một số doanh nghiệp chưa làm tốt công tác dự báo, xây dựng kế hoạch, quá trình ký hợp đồng chưa đáp ứng được yêu cầu nên người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động phải chờ đợi xuất cảnh rất lâu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đến đăng ký tuyển lao động trên địa bàn tỉnh hầu hết chỉ đến làm thủ tục với cơ quan chức năng rồi giao lại cho người đại diện hoặc các trung tâm thực hiện tuyển lao động, không thực hiện tốt cơng tác thơng tin đối với chính quyền địa phương, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội nên ảnh hưởng đến tiến độ và nắm chính xác kết quả xuất khẩu lao động.

Việc tuyên truyền, vận động, giáo dục định hướng cho thanh niên nông thôn miền núi đi xuất khẩu lao động chưa có lộ trình và thực hiện chưa tốt. Do đó nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đăng ký tham gia xuất khẩu lao động và đang trong thời gian giáo dục định hướng đã bỏ về gia đình vì chưa chuẩn bị tốt tâm lý và các điều kiện ra nước ngoài làm việc. Từ năm 2010 đến nay, hai huyện nghèo Ba Bể và Pác Nặm được thực hiện chương trình xuất khẩu lao động theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chỉ có các cơng ty có đủ năng lực mới được phép tuyển lao động trên địa bàn. Kết quả tuyển dụng: có 593 thanh niên đăng ký tham gia, 452 thanh niên tham gia đào tạo và giáo dục định hướng, song chỉ có 262 thanh niên đi xuất khẩu lao động tại các thị trường Malaysia, Ma cao, Lybia; 193 thanh niên không tham gia xuất cảnh chủ yếu do ý thức hạn chế.

Chất lượng lao động thanh niên nông thôn của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao. Địa phương cũng chưa có chiến lược, chưa có lộ trình cụ thể cho việc đào tạo nghề, trang bị kiến thức cho lao động nơng thơn tham gia lao động có thời hạn tại nước ngồi. Thêm vào đó, ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một bộ phận thanh niên nơng thơn cịn thấp, tác phong cơng nghiệp cịn kém

nên chậm thích ứng với mơi trường lao động cơng nghiệp có trình độ chun mơn hóa cao.

Thanh niên tham gia xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hầu hết là con em dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, do vậy khi tham gia xuất khẩu lao động đều khơng có tiền bảo lãnh hợp đồng, phải vay vốn từ các ngân hàng để trang trải các khoản chi phí. Trong khi đó, trừ thanh niên có hộ khẩu thường trú tại hai huyện nghèo Ba Bể, Pác Nặm và 62 xã đặc biệt khó khăn được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, các đối tượng cịn lại phải vay vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất khá cao, thủ tục vay vốn cịn rườm rà, gây khó khăn cho thanh niên nơng thơn có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động. Hiện nay, tỉnh chưa có quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động nên lao động thanh niên, nhất là thanh niên nơng thơn rất khó khăn về vốn đối ứng để tham gia xuất khẩu lao động.

Công tác thơng tin tun truyền về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động ở vùng sâu vùng xa cịn hạn chế, hình thức tun truyền cịn đơn giản, mang tính hành chính. Một bộ phận thanh niên nơng thơn và gia đình chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 72 - 77)