Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 77 - 79)

1 Số người đi XKLĐ (người) 836 500 520 200 350 450 2856 2Số TNNT đi XKLĐ (người)5463323626826434

2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Bắc Kạn là một tỉnh

miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội cịn nhiều khó khăn, xuất phát điểm của địa phương thấp, địi hỏi phải tăng trưởng nhanh để thốt khỏi tình trạng kém phát triển nên đã xuất hiện tư tưởng nóng vội, chủ quan trong cơng tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Cơ sở hạ tầng

kinh tế, xã hội của tỉnh còn thấp kém cùng với chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn chưa theo kịp xu thế chung, chưa thu hút được doanh nghiệp thực sự có năng lực

đến đầu tư. Cơng tác quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập, năng lực dự báo kinh tế, hoạch định chính sách, đối phó tình huống cịn thấp, các giải pháp ứng phó với những biến động kinh tế bất lợi còn thụ động. Năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi các chủ trương, chính sách cịn hạn chế.

Thứ ba, nhận thức về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một số ngành và địa phương chưa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành cơng của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nơng thơn mới và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của các ngành hầu như chưa nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thơng qua đào tạo nghề nói riêng.

Thứ tư, kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy nghề. Tồn bộ kinh phí đầu

tư cho cơng tác dạy nghề của tỉnh trong thời gian qua từ ngân sách trung ương nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ người học nghề cũng như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. Hơn nữa, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dạy nghề cũng tăng chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Định mức chi thường xuyên đối với dạy nghề và mức thu học phí quy định từ năm 1998 đến nay chưa được sửa đổi, do đó thu khơng đủ bù đắp chi phí đào tạo.

Thứ năm, về cơ chế, chính sách dạy nghề. Cơ chế, chính sách về dạy nghề

chưa thay đổi kịp với việc chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: chính sách tiền lương đối với giáo viên dạy nghề chưa thỏa đáng; chưa có chính sách tiền lương cho người tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ đào tạo nghề; một số chính sách đối với dạy nghề còn thiếu và chưa đồng bộ.

Các chương trình, dự án về dạy nghề đã đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho Trường Trung cấp Nghề của tỉnh và một số trung tâm dạy nghề cấp

huyện, nhưng chưa chú trọng đến việc đầu tư tập trung và đồng bộ cho các nghề mũi nhọn và nghề trọng điểm, công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho học viên sau khi hồn thành chương trình học chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều học viên sau khi ra trường khơng tìm được việc làm.

Thứ sáu, về quan hệ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Quan hệ

giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động chưa thấy được trách nhiệm và lợi ích trong việc tham gia đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 77 - 79)