Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng lao động thanh niên nông thôn miền nú

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 95)

1 Số người đi XKLĐ (người) 836 500 520 200 350 450 2856 2Số TNNT đi XKLĐ (người)5463323626826434

3.2.3.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng lao động thanh niên nông thôn miền nú

nông thôn miền núi

Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức và cá nhân cần nhận thức sâu sắc nâng cao chất lượng lao động thanh niên là góp phần phát triển nhân lực cho tương lai để phục vụ q trình phát triển đất nước. Do đó từng cấp, ngành, địa phương cần có kế hoạch, chương trình, giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ của địa phương mình.

Đẩy mạnh cơng tác tun truyền nâng cao nhận thức của thanh niên nông thôn về nghề nghiệp, việc làm. Quan tâm hỗ trợ nâng cao nhận thức của thanh niên nông thôn về ý thức, tác phong, kỷ luật trong lao động là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm hạn chế những yếu kém của đội ngũ nhân lực hiện nay. Để làm tốt việc này cần sự phối hợp của tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên, các nhà quản lý lao động và nhận thức, ý thức của bản thân thanh niên. Giáo dục để thanh niên nông thôn thấy rõ thành công trong lao động, sản xuất khơng chỉ do kỹ năng, trình độ chun mơn của cá nhân mà cịn là sự phối hợp tập thể, là tính kỷ luật của doanh nghiệp, là tính hợp lý,

khoa học của quy trình lao động, sản xuất, là yêu cầu của người sử dụng lao động mà mỗi người lao động phải đáp ứng.

Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp cho thanh niên trường học. Thực hiện tốt công tác tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho các đối tượng thanh niên. Công tác hướng nghiệp không chỉ đơn thuần giúp thanh niên chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trường của cá nhân mà cịn góp phần phân bổ xung nguồn nhân lực một cách hợp lý nhằm tăng năng suất lao động xã hội, giúp thanh niên có những hiểu biết cơ bản về nghề và những u cầu của nghề, từ đó hình thành khả năng thích ứng đối với nghề đã chọn.

Nâng cao chất lượng dạy nghề của Trường trung cấp nghề và các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện, Trung tâm dạy nghề các đoàn thể. Cần chú trọng đào tạo cả về trình độ học vấn và trình độ chun mơn, kỹ thuật, kỹ năng tay nghề, gắn giáo dục đào tạo với việc làm và nhu cầu của thị trường. Tăng thời lượng thực hành trong chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm thực hành trong công việc; đồng thời liên kết với các doanh nghiệp để học sinh thực tập, tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại mà doanh nghiệp đang sử dụng trong sản xuất nhằm gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo với thực tiễn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển, người lao động phải được đào tạo với ngành nghề phù hợp, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực tế. Hàng năm, cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đồng thời phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp về phát triển xã hội và phát triển doanh nghiệp.

* Nâng cao thể lực và tầm vóc của thanh niên nơng thơn miền núi

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, thể lực của thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Bắc Kạn nói riêng đã được cải thiện, tuy nhiên việc nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Để đảm bảo nâng cao thể lực và tầm vóc của thanh niên nơng thơn, cần chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực tồn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phấn đấu mỗi năm giảm 0,6% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, đến năm 2015 còn dưới 20%. Làm tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh, đảm bảo có sức khỏe tốt khi trưởng thành.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế công lập nhằm đảm bảo cho người lao động được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Thực hiện có hiệu quả các chương trình sức khoẻ lao động, sức khoẻ trường học và các chương trình mục tiêu y tế khác nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho lao động thanh niên, nhất là khu vực nơng thơn miền núi.

Bên cạnh đó, cần tăng cường chế độ ăn giữa ca cho người lao động nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cơ cấu dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm… để người lao động có sức khoẻ tốt, nhanh hồi phục và tái tạo sức lao động. Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo máy móc, nhà xưởng được sạch sẽ, an tồn khi nhân lực tiến hành làm việc. Nâng cao chất lượng phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hố, văn nghệ trong thanh niên, góp phần nâng cao thể chất, tinh thần, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 95)