Giải pháp điều kiện

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 96 - 102)

1 Số người đi XKLĐ (người) 836 500 520 200 350 450 2856 2Số TNNT đi XKLĐ (người)5463323626826434

3.2.5.Giải pháp điều kiện

Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần xem xét giải quyết chế độ, chính sách về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên dân tộc Kinh sinh sống

tại địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn như với thanh niên dân tộc thiểu số sinh sống trên cùng địa bàn. Thực tế, thanh niên dân tộc Kinh cùng với gia đình đã sinh sống tại địa phương từ nhiều đời nay, cùng sống trong địa bàn miền núi, vùng cao, địa bàn khó khăn, tuy vậy đối tượng này khơng được hưởng những chế độ chính sách như đối với thanh niên dân tộc thiểu số cùng địa bàn.

Tỉnh uỷ cần sớm phê duyệt đề án thành lập Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ phát triển thanh niên trực thuộc Tỉnh Đoàn; phê duyệt quy hoạch hệ thống Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi cấp huyện để tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tham gia vào lĩnh vực giải quyết việc làm, đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần cân đối ngân sách dành kinh phí hợp lý cho việc triển khai thực hiện đề án 103 của Chính phủ về “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm” giai đoạn 2008 – 2015, nhất là cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của thanh niên nông thôn về nghề nghiệp và việc làm.

Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần sớm xây dựng các đề án thu hút đầu tư trong và ngồi nước vào tỉnh; nỗ lực tìm kiếm nguồn lực phục vụ cho sự phát triển bền vững của địa phương, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh với các tỉnh lân cận có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đồng.

Tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia dạy nghề, thực hiện vai trò quản lý theo pháp luật và thúc đẩy cơng tác xã hội hố dạy nghề. Thống nhất quản lý đối với hệ thống dạy nghề công lập và các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở dạy nghề trong và ngồi cơng lập phát triển ổn định, lâu dài theo đúng pháp luật quy định về thành lập, hoạt động và cấp phát chứng chỉ nghề. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm

tra và xử lý vi phạm nhằm hạn chế tiêu cực và phát huy dân chủ trong lĩnh vực dạy nghề.

Để giải quyết việc làm và quy hoạch phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng, đề nghị các bộ, ngành Trung ương xem xét tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc cho địa phương trong quá trình thực hiện:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới chính sách về học phí trên nguyên tắc đảm

bảo cho các cơ sở đào tạo nghề đủ trang trải các chi phí cần thiết cho q trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.

Thứ hai, đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, nâng cao thu nhập cho

người lao động, tạo động lực thu hút lao động nông thôn sang các lĩnh vực phi nơng nghiệp, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể cải cách thủ tục hành chính.

Thứ ba, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, thường xuyên

điều tra và cơng bố cơng khai tỷ lệ lao động tìm được việc làm ở các ngành nghề để người học có định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Thứ tư, xây dựng chương trình, giáo trình khung phù hợp với thực tiễn,

giảm bớt thời lượng đào tạo về lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thực tập của học viên, đưa nội dung đào tạo về pháp luật lao động thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các hình thức đào tạo nghề nghiệp, giúp người lao động hiểu biết về pháp luật lao động để thực hiện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong q trình lao động.

* Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương

Cần mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương đóng trên địa bàn, tạo điều kiện về chương trình dạy học mới, về giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và hỗ trợ nguồn vốn để địa phương đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật - công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trẻ.

* Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố

Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận, với vùng Đông Bắc và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở chuyên ngành cần tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu trên thị trường lao động.

* Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế

Bằng mối quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thơng qua các tổ chức phi Chính phủ, các nhà đầu tư nước ngồi đang hoạt động tại Việt Nam, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác, tỉnh cần có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tạo điều kiện cử cán bộ tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

KẾT LUẬN

Trong quá trình tồn cầu hố, nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Trong điều kiện đó, sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nguồn lực con người là chủ yếu, thay vì dựa vào nguồn tài nguyên, vốn vật chất như trước đây đã từng quan niệm.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, vùng cao còn nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính thì nguồn lực con người đóng vai trị quan trọng. Do vậy, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đặc biệt là thanh niên nông thôn miền núi là hết sức cần thiết.

Sau hơn 15 năm tái lập tỉnh, Bắc Kạn đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực lao động, việc làm. Số thanh niên nông thôn miền núi được tạo việc làm đều tăng qua các năm, nhiều lĩnh vực giải quyết việc làm thanh niên nông thôn miền núi chiếm ưu thế, nhất là xuất khẩu lao động, số thanh niên nông thôn qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề ngày một tăng, cơ cấu lao động thanh niên đã có bước dịch chuyển tích cực hơn, thị trường lao động thanh niên cũng có bước tiến bộ đáng ghi nhận.

Tuy vậy, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua còn nhiều hạn chế, yếu kém. Cơ chế chính sách và nguồn lực dành cho công tác này chưa được quan tâm đầu tư thoả đáng, địa phương cũng chưa có cơ chế và nguồn lực riêng về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nói chung, cho thanh niên nơng thơn miền núi nói riêng của tỉnh trong thời gian qua chưa vững chắc.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn miền núi, phân tích thực trạng thanh niên nông thôn miền núi, đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn thời gian qua, chỉ rõ những mặt làm được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém; đồng thời đề xuất những nhóm giải pháp cụ thể giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Tuy vậy, giải quyết việc làm cho lao động nói chung, cho thanh niên nơng thơn miền núi nói riêng là một lĩnh vực có nhiều khó khăn, phức tạp, khơng rập khn theo những hình mẫu có sẵn mà phải từng bước tìm tịi, học hỏi, đúc rút để tìm ra con đường đi thích hợp. Do đó, những vấn đề nghiên cứu trong luận văn này cũng có giá trị trong phạm vi nhất định. Học viên luôn mong muốn được tìm hiểu, trao đổi để bổ sung thêm kiến thức bổ ích trong lĩnh vực này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 96 - 102)