Phương hướng phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 83)

1 Số người đi XKLĐ (người) 836 500 520 200 350 450 2856 2Số TNNT đi XKLĐ (người)5463323626826434

3.1.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm

tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Từ nay đến năm 2020, tỉnh Bắc Kạn tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp với mũi nhọn là lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và xây dựng nông thôn mới. Tỉnh sẽ tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển các vùng cây ăn quả đặc sản, cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cam quýt, hồng không hạt, chè shan tuyết ... Mỗi năm phấn đấu trồng mới 12.000 ha rừng sản xuất, trong đó tập trung trồng cây keo lai để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp cho hai nhà máy sản xuất ván ép thanh MDF.

Dù khơng có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, song tỉnh vẫn chủ trương phát triển công nghiệp gắn với quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong GDP, thực hiện quy hoạch thăm dị, khai thác, chế biến khống sản và quy hoạch phát triển điện lực. Ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho các dự án công nghiệp trọng điểm, tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng để tận dụng nguyên liệu sẵn có, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và giải quyết việc làm. Để làm được điều này, tỉnh chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tại khu cơng nghiệp Thanh Bình.

Xác định thương mại - du lịch là tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh tập trung đầu tư phát triển thương mại - dịch vụ, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế có đóng góp tích cực cho GDP. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tài chính thơng qua cơ chế ưu đãi về cho thuê đất, liên kết với các doanh nghiệp địa phương. Tăng cường quảng bá thu hút đầu tư hạ tầng du lịch Ba Bể, quy hoạch chi tiết các khu, tuyến, điểm du lịch; khôi phục một số làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, mây tre đan, làm các sản phẩm đặc sản của địa phương ... Tơn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa nhằm phát triển du lịch lịch sử gắn với giáo dục truyền thống.

Về đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh: Giai đoạn 2011- 2020, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư khoảng 72.634 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 45.300 tỷ, số cịn lại huy động từ các nguồn vốn khác. Tỉnh Bắc Kạn sẽ tiếp tục tập trung đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút nhiều nhân lực cho việc phát triển công nghiệp, dịch vụ nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 83)