Những thách thức trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 52)

nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn

Trong xu thế hiện nay, tồn cầu hố bao trùm tất cả các lĩnh vực, vừa thúc đẩy sự hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về thị trường lao động trong khu vực và quốc tế, đòi hỏi chất lượng lao động ngày càng cao. Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, nhất là lao

động thanh niên nơng thơn cịn thấp, tư duy quản lý kinh tế, lãnh đạo điều hành của địa phương còn mang nặng phương pháp truyền thống, tư duy, nhận thức và ý thức tự vươn lên trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm của người dân nói chung và thanh niên nói riêng cịn nhiều hạn chế, khó khắc phục trong thời gian trước mắt.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của tỉnh vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nhưng do nền kinh tế được thúc đẩy phát triển với tốc độ cao hơn nhiều so với các năm trước nên đã tạo điều kiện thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển nhanh hơn. Tuy vậy, việc làm cho lao động xã hội nói chung và lao động thanh niên vẫn là vấn đề rất bức xúc. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự phát triển.

Chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, nhất là nguồn nhân lực trẻ còn thấp. Số lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 15% tổng số lao động của địa phương. Trong đó lao động trong ngành kỹ thuật, công nhân lành nghề, thợ bậc cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó trong thời gian trước mắt, địa phương rất khó phát triển các ngành cơng nghiệp, nhất là những ngành công nghệ cao để thu hút lao động nông nghiệp dư thừa, tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng cao. Cơ cấu lao động chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa hợp lý, khó có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.

Thêm vào đó, mơi trường đầu tư của địa phương còn thiếu hấp dẫn, chưa thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh để tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trẻ, trong đó yếu tố quan trọng nhất là vị trí địa lý của tỉnh nằm sâu trong nội địa, xa các trung tâm kinh tế, các cảng biển và cửa khẩu; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật còn yếu kém, chưa đồng bộ; thể chế và chính sách của nhà nước cịn nhiều bất cập, gây cản trở cho hoạt động đầu tư phát triển; công tác cải cách thủ tục hành chính đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Hiện

nay, tỉnh Bắc Kạn đang thiếu những doanh nghiệp đầu mối, các hợp tác xã hỗ trợ trong khâu phân phối sản phẩm, vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung cịn tự phát, nhỏ lẻ và manh mún.

Bắc Kạn cịn là tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt, lại có độ dốc lớn, dân cư phân bố không đồng đều, nguy cơ sạt lở, lũ quét và thảm họa từ thiên nhiên ảnh hưởng lớn đến sự ổn định đời sống của người dân. Công tác di dân, tái định cư, sắp xếp bố trí dân cư hợp lý đang là thách thức lớn đối với địa phương, nhất là với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiếu số, nhất là thanh niên nông thôn miền núi trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 52)