Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn và lao động trẻ ở các địa phương trong và ngồi nước có điều kiện tự nhiên tương đồng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đi trước so với tỉnh Bắc Kạn, có thể rút ra
một số bài học kinh nghiệm giúp vận dụng vào địa phương trong q trình giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thôn miền núi.
Thứ nhất, cần tận dụng, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để
phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: nông nghiệp với cây trồng, vật ni đặc sản, có giá trị kinh tế cao, trồng rừng và chế biến lâm sản, du lịch sinh thái … thu hút lao động ở nhiều trình độ để giải quyết phần lớn nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn của địa phương.
Thứ hai, làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh
từ bậc Trung học cơ sở để đưa một bộ phận học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề; định hướng đào tạo nghề cho lao động trẻ ở nhiều trình độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động, phục vụ đa dạng các ngành nghề của nền kinh tế.
Thứ ba, xã hội hố cơng tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
cho thanh niên nông thơn. Đa dạng hố các loại hình đào tạo nghề, liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp sử dụng lao động trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Thứ tư, làm tốt công tác quy hoạch, dự báo nguồn nhân lực của địa
phương để có hướng giải quyết chủ động. Đẩy mạnh cơng tác phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội vận động và đưa thanh niên nơng thơn miền núi đi lao động có thời hạn ở nước ngồi theo lộ trình phù hợp với khả năng, điều kiện thực tiễn.
Thứ năm, xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; gắn kết giữa giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên nông thôn thơng qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chương 2