Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 40 - 41)

miền núi tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hoá là tỉnh địa đầu của khu vực Bắc Miền Trung, nằm trong vùng ảnh hưởng từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và các tỉnh Bắc Lào. Địa hình Thanh Hóa khá đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Địa hình đa dạng tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế đa ngành. Thanh Hố có 27 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, trong đó có 11 huyện miền núi.

Năm 2010, dân số của tỉnh là 3.418.628 người, lao động trong độ tuổi có 2.217.182 người (chiếm 64,9% dân số), lao động nơng thơn có 1.985.000 người (bằng 89,52% tổng số lao động). Lao động trong lĩnh vực nông - lâm -

ngư nghiệp chiếm 55% [8, tr.3]. Thanh niên nơng thơn của tỉnh có khoảng 797.600 người chiếm 40,2% lao động nơng thôn. Áp lực lớn về dân số và số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm cao là thách thức lớn trong giải quyết việc làm cho lao động thanh niên của địa phương.

Trong 5 năm 2006 - 2010, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 253.777 lao động, trong đó có 218.760 lao động nơng thơn chiếm 86,2%, đưa 44.369 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngồi, trong đó có 75% là lao động thanh niên, vượt mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tăng từ 12,7% (năm 2006) lên 21,7% (năm 2010). Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn cũng giảm so với năm 2005 [8, tr.3-4].

Trên địa bàn tỉnh có 92 cơ sở dạy nghề, trong đó có 47 cơ sở dạy nghề cơng lập và 45 cơ sở ngồi cơng lập. Giai đoạn 2006 - 2010, các cơ sở đã đào tạo 191.981 lao động nơng thơn, trong đó cao đẳng nghề có 3.711 người chiếm 1,9%, trung cấp nghề có 34.019 người chiếm 17,7%, hầu hết trong số này là thanh niên nông thôn; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng có 3.711 người chiếm 80,4%, trong đó trên 60% là thanh niên nơng thơn. 5 năm qua, tỉnh đã đầu tư các nguồn lực trị giá 738,522 tỷ đồng cho công tác dạy nghề cho lao động nơng thơn, trong đó đầu tư từ các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập và đóng góp của người học là 426,71 tỷ đồng chiếm 57,78% [8, tr.4-5].

Ngồi ra, mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có khoảng 23.000 đến 24.000 thanh niên là học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ và theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho địa phương và cả nước.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 40 - 41)