Tạo cầu về lao động thanh niên

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 27)

Cầu lao động là nhu cầu về lao động của một quốc gia, một địa phương hay một doanh nghiệp, ứng với mỗi mức lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu về lao động thanh niên là khả năng thuê số lượng lao động trong độ tuổi thanh niên của người sử dụng lao động trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều yếu tố tác động đến cầu lao động như: vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, trình độ quản lý, trình độ và kỹ năng của người lao động. Các yếu tố khác như: tốc độ tăng dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán… cũng ảnh hưởng đến cầu lao động.

Riêng với lao động thanh niên, các yếu tố như: tâm lý lứa tuổi, tác phong, kỹ năng lao động cũng có tác động nhất định đến cầu về lao động thanh niên.

Cầu lao động được xét trên hai phương diện là cầu về chất lượng lao động và cầu về số lượng lao động. Cầu về chất lượng lao động xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại… Cầu về số lượng lao động xuất hiện trong điều kiện năng suất lao động khơng đổi nhưng doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô, tăng tốc độ sản xuất. Cầu về số lượng lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất. Nếu quy mơ sản xuất khơng đổi thì cầu về số lượng lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.

Tạo cầu về lao động thanh niên nông thôn miền núi là tạo ra nhu cầu sử dụng lao động thanh niên trong các doanh nghiệp, địa phương và cả nền kinh tế. Để tạo cầu về lao động thanh niên, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, do đó làm tăng cầu lao động.

Bên cạnh đó, tạo cầu lao động thanh niên thơng qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nơng nghiệp cũng là hướng đi tích cực. Để làm được điều này, cần đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phát triển một số ngành và lĩnh vực mũi nhọn với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Đồng thời đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn, tận dụng nguyên liệu sẵn có, lao động nơng nhàn, kỹ thuật cơng nghệ hiện có để phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển nông - lâm nghiệp với các sản phẩm gần gũi, thân thiện môi trường, tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn và lao động nông nhàn.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 27)