Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn tác động tới giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền nú

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 44 - 46)

quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi

Năm 2010, dân số của tỉnh Bắc Kạn là 297.251 người với 07 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 86,63% (dân tộc Kinh chiếm

13,37%, dân tộc Tày chiếm 52,93%, dân tộc Dao chiếm 17,63%, dân tộc Nùng chiếm 9,36% còn lại là các dân tộc khác). Mật độ dân số bình quân là

63,6 người/km2, dân số nông thôn chiếm 85% tổng dân số của tồn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh đạt 11,2%, trong đó nơng lâm nghiệp tăng trưởng 7,78%, công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 8,92%, dịch vụ tăng trưởng 16,57%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và mất cân đối: Ngành nông - lâm nghiệp vẫn giữ vai trị chủ đạo, tỷ trọng tồn ngành tăng từ 41,96% (năm 2005) lên 45,04% (năm 2010). Công nghiệp tăng trưởng không ổn định và phụ thuộc nhiều vào công nghiệp khai thác, chế biến khống sản, tỷ trọng tồn ngành giảm từ 21,83% (năm 2005) xuống còn 19,38% (năm 2010). Ngành dịch vụ tăng

trưởng không đáng kể, tỷ trọng toàn ngành tăng từ 36,21% (năm 2005) lên 37,61% (năm 2010).

Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 9,66 triệu đồng/năm, tăng 6,24 triệu đồng so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức thấp so với bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 50,87% (năm 2005) xuống còn 17,8% (năm 2010). Song theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 ban hành tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bắc Kạn vẫn cịn 30,8% hộ nghèo và 17,8% hộ cận nghèo. Đây là một thách thức lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm cho người lao động của địa phương.

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 90,14%, tăng 5,14% so với năm 1999. Trong đó, nhóm tuổi thanh niên có tỷ lệ biết chữ cao hơn, đồng thời chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thanh niên thành thị và thanh niên nông thơn cũng được thu hẹp dần. Số người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên chỉ chiếm 56,72% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên và có sự chênh lệch đáng kể giữa các huyện, thị xã. Tồn tỉnh có đến 86,6% dân số từ 15 tuổi trở lên khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật. Đây thực sự là con số đáng báo động về chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, tạo ra áp lực rất lớn cho công tác giải quyết việc làm.

Số người trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh (từ 15 - 64 tuổi) là:

205.417 người, chiếm 69,9% tổng dân số. Trong khi đó, dân số phụ thuộc

(dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên) chỉ chiếm 30,1%. Như vậy theo mơ hình

của Liên hợp quốc, dân số của tỉnh Bắc Kạn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng (cơ cấu dân số tối ưu) khi tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp 2,3 lần nhóm dân số phụ thuộc. Việc tận dụng cơ cấu dân số vàng sẽ tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương, song địi hỏi phải có chính sách phù hợp về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Quốc lộ 3 qua địa phận của tỉnh dài 123,5 km, là tuyến đường giao thông quan trọng nhất để giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong khu vực. Trên địa bàn tỉnh cịn có các tuyến: Quốc lộ 279 từ huyện Na Rì qua huyện Ngân Sơn, Ba Bể, sang tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang; Quốc lộ 3B từ thị xã Bắc Kạn qua huyện Na Rì, sang huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn. Ngồi ra, tỉnh Bắc Kạn cịn có 180 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 10 di tích được xếp hạng cấp quốc gia như khu ATK Chợ Đồn, di tích lịch sử Nà Tu- Cẩm Giàng, Phủ Thông- Đèo Giàng, danh lam thắng cảnh Vườn Quốc gia Ba Bể … tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ, nhất là du lịch lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng [36].

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh bắc kạn (Trang 44 - 46)