Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh ắt ta pư cộng hoà dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 43)

huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư

Tiêu chí có thể hiểu chính là chuẩn mực, thước đo đã được xác định; dùng thước đo, chuẩn mực đó để xem xét một người, một tập thể người, một

vật hay một sự việc, có thể hiểu được chất lượng tốt hay chưa tốt, đáp ứng hay chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Khi đánh giá một cán bộ hay một đội ngũ cán bộ, thường xem xét việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao như thế nào và đạt kết quả ra sao. Đồng thời, tiến hành xem xét thực trạng chất lượng cán bộ hay đội ngũ cán bộ ấy, cần xem xét đánh giá các yếu tố tạo nên chất lượng cán bộ hay chất lượng đội ngũ cán bộ. Các yếu tố đó đảm bảo yêu cầu đề ra thì sẽ tạo nên cán bộ, đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt.

Khi đánh giá một cán bộ hay một đội ngũ cán bộ là phải xem xét việc thực hiện các khâu của cơng tác cán bộ. Bởi vì, thực hiện tốt các khâu của cơng tác cán bộ nhằm mục đích cuối cùng nhằm tạo ra từng cán bộ và đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Xem xét, đánh giá việc thực hiện các khâu của công tác cán bộ, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm, sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong những năm tiếp theo. Xác định tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư phải đạt được những yêu cầu đó.

Có thể phân chia các tiêu chí đánh giá chất lượng ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư thành hai nhóm tiêu chí sau đây:

Thứ nhất, nhóm tiêu chí đánh giá thực trạng chất lượng ĐNCBCCCH ở

tỉnh Ắt Ta Pư.

Đây là tiêu chí với tư cách là kết quả của việc thực hiện các khâu của công tác cán bộ của chủ thể quản lý cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư, tức là sự phối hợp trong thực hiện các khâu của công tác cán bộ giữa Ban Thường vụ tỉnh uỷ với Ban Tổ chức tỉnh uỷ và huyện uỷ, trong công tác cán bộ và sự phối hợp giữa cấp uỷ cấp huyện với chính quyền, các đồn thể nhân dân và các tổ chức liên quan trong công tác cán bộ đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư.

Đây chính là thước đo thực tế của việc thực hiện công tác cán bộ của công tác tổ chức đó và sự tự tu dưỡng rèn luyện của từng cán bộ.

Sử dụng tiêu chí này cần xem xét về số lượng, cơ cấu ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư, chất lượng đội ngũ cán bộ đó.

Về số lượng ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư, cần xem xét số lượng có đảm bảo sự lãnh đạo, quản lý trên các địa bàn huyện, hay không; trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng yếu hay không; số lượng uỷ viên Ban Thường vụ cấp uỷ cấp huyện biến đổi như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu chia tách các đơn vị hành chính cấp huyện hay khơng.

Về cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư, cần xem xét về cơ cấu độ tuổi đội ngũ cán bộ có hợp lý hay khơng, có đảm bảo sự kế thừa, phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư trong những năm tiếp theo hay không.

Xem xét cơ cấu giới tính, thành phần dân tộc trong đội ngũ cán bộ có hợp lý hay khơng. Đồng thời xem xét cơ cấu trình độ chun mơn trong ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư.

Về chất lượng ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư, cần xem xét trình độ mọi mặt, gồm trình độ học vấn, lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

Xem xét việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Xem xét về bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, quản lý, xem xét về kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo, quản lý.

Xem xét về ý thức tổ chức kỷ luật.

Xem xét về quan hệ với cán bộ, công chức và nhân dân, sự tập hợp, quy tụ cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị; xem xét về phẩm chất đạo đức lối sống.

Thứ hai, nhóm tiêu chí về hoạt động tạo nên chất lượng hiện tại của

ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư. Tức là thực trạng cơng tác cán bộ của cấp uỷ có trách nhiệm quản lý cán bộ.

Sử dụng tiêu chí này cần xem xét việc thực hiện các khâu của công tác cán bộ, tập trung vào các điểm chủ yếu sau đây:

Xem xét việc cấp uỷ quán triệt các chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong cấp uỷ, tổ chức đảng và việc cụ thể hoá các nghị quyết ấy, để tổ chức thực hiện và nó được thể hiện đối với ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư như thế nào.

Xem xét công tác quy hoạch ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư được tiến hành như thế nào, có đúng quan điểm, ngun tắc, quy trình và sự hướng dẫn của cấp trên hay không, chất lượng quy hoạch đội ngũ cán bộ này ra sao. Tác dụng của quy hoạch đó như thế nào đối với chất lượng ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư. Có định kỳ xem xét, sửa đổi, bổ sung quy hoạch hay không.

Xem xét việc quản lý ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư như thế nào, nội dung, phương thức quản lý, tác dụng của việc quản lý những cán bộ đó.

Xem xét việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và việc luân chuyển ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư: Cụ thể là việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước và nước ngoài; việc đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn, qua công việc; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư; việc quản lý chất lượng học tập, rèn luyện của cán bộ có đúng quan điểm, quy chế, quy trình hay khơng, có xảy ra sai sót đáng quan tâm hay khơng.

Xem xét việc tự học, tự nghiên cứu của mỗi cán bộ và việc cấp uỷ có tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tự học, tự rèn luyện hay không.

Xem xét việc cấp uỷ phát huy vai trị của chính quyền, các đồn thể nhân dân góp phần tạo nên chất lượng ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư.

Xem xét việc thực hiện chính sách cán bộ đối với ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư như thế nào. Các chính sách đối với cán bộ gồm: Chính đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách sử dụng và quản lý cán bộ; chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần cán bộ.

Sử dụng tốt hai nhóm tiêu chí nêu trên với các nội dung chủ yếu của từng nhóm tiêu chí đó sẽ đánh giá khá chính xác, tồn diện chất lượng ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư; từ đó, sẽ có cơ sở để đề ra chủ trương, giải pháp khả thi nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm chính trị, trước hết của từng địa phương và nhiệm vụ chính trị của tỉnh Ắt Ta Pư trong giai đoạn hiện nay.

Cần tuần thủ nghiêm chỉnh về công tác đánh giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư một cách thường xuyên, theo kỳ, năm, trước bổ nhiệm và luân chuyển. Với các nội dung sau:

* Nguyên tắc đánh giá cán bộ

Đảng Nhân dân cách mạng Lào có quan điểm rất rõ về cơng tác cán bộ. Trong nghị quyết Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khoá VI đã khẳng định:

Đảng NDCM Lào lúc nào cũng coi cơng tác cán bộ có vai trị quan trọng và vấn đề chiến lược của cách mạng. Cho nên, trước mắt và sau này các cấp uỷ đảng phải nâng cao trách nhiệm đối với công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ của mình, dứt khốt khơng từ bỏ và giao trách nhiệm này cho người khác; phải nắm chắc cán bộ kể từ khâu nhận vào, khai trừ, giáo huấn, đánh giá, lựa chọn, bồi dưỡng đào tạo, quản lý, bảo vệ và thực hiện các chính sách cán bộ [59, tr.23]. Trong Quy định số 02/BCT, ngày 17/10/2006 của Bộ Chính trị đã xác định nguyên tắc quản lý cán bộ như sau: “Đảng lãnh đạo trực tiếp và thống nhất về quản lý cán bộ và công tác cán bộ ...Đảm bảo thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quản lý cán bộ và công tác cán bộ” [55, tr.18].

Đánh giá cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ và là một khâu rất quan trọng, có ý nghĩa tác động đến chất lượng và hiệu quả của các khâu khác trong công tác cán bộ.

Công tác cán bộ là vấn đề về con người, đánh giá, bố trí, sử dụng, đối xử, đãi ngộ cán bộ là vấn đề rất phức tạp và tế nhị, có quan hệ đến tâm lý, lợi

ích, danh dự, tình cảm của con người. Vì vậy, trong cơng tác này, nhất là việc đánh giá cán bộ cần phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

* Nội dung đánh giá cán bộ.

Theo Quy định số 01/BCT, ngày 7/7/2003 của Bộ Chính trị về đánh giá phân loại cán bộ, có xác định về căn cứ, nội dung đánh giá cán bộ và đây chính là những căn cứ, nội dung để đánh giá cán bộ, nhất là ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư trong giai đoạn hiện nay. Những nội dung để đánh giá bao gồm:

- Một là phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là một mặt phẩm chất cơ bản của người cán bộ. Phẩm chất của người cán bộ thể hiện qua các nội dung cụ thể sau:

+ Về tư tưởng chính trị: Sự trung thành đối với Đảng, với nhân dân, sự nhất quán và kiên định đi theo lý tưởng của Đảng, lập trường vững vàng, không dao động trước sự diễn biến phức tạp của tình hình, phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù; mức độ nhận thức, quán triệt, nắm vững và sự nhất trí cao với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng.

+ Trình độ về lý luận chính trị gắn với nền tảng trình độ trí tuệ chung. Đây là một trong những cơ sở để hình thành và phát triển phẩm chất chính trị. Thực tế đã cho thấy nội dung đánh giá đội ngũ cán bộ liên quan mật thiết với tiêu chuẩn cán bộ. Trong tiêu chuẩn cán bộ đã bao hàm nội dung để đánh giá cán bộ. Theo Quy định số 01/BCT, ngày 7/7/2003 về đánh giá phân loại cán bộ, nội dung đánh giá cán bộ đã gắn chặt với các tiêu chuẩn cán bộ đã được quy định trong Quy định số 04/BCT, ngày 22/7/2003 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ có thể chia thành 4 nhóm cơ bản:

1. Nhóm về phẩm chất chính trị,

2. Nhóm về phẩm chất đạo đức,

3. Nhóm về kiến thức và năng lực,

Mỗi nhóm như thế thể hiện những yêu cầu về một mặt nhất định về phẩm chất, năng lực, tổ chức của người cán bộ. Đó là các mặt cơ bản của nội dung đánh giá cán bộ, và mỗi mặt của nội dung đánh giá đó được thể hiện qua các điểm cụ thể, có ý nghĩa như những dấu hiệu làm căn cứ để đánh giá các mặt phẩm chất của cán bộ.

+ Tính nhạy cảm chính trị, đây là khả năng nhanh nhạy trong các quyết định chính trị, thể hiện tính chính trị sâu sắc trong hoạt động của mọi cán bộ.

Qua phân tích trên này, thì nội dung đánh giá cán bộ là tổng thể các mặt về phẩm chất, năng lực, tố chất và tổ chức của người cán bộ được xem xét, kết luận trong đánh giá.

- Hai là phẩm chất đạo đức cách mạng

Phẩm chất đạo đức là mặt cơ bản trong phẩm chất cán bộ. Người cán bộ có đạo đức tốt thì bao giờ cũng chịu khó, cố gắng và phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt của bản thân để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ do đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong mọi giai đoạn, phẩm chất đạo đức của người cán bộ được thể hiện qua các nội dung cụ thể sau:

+ Ý thức tổ chức và kỷ luật, chấp hành các nguyên tắc, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của tổ chức, của cơ quan, đơn vị mà mình tham gia.

+ Chủ động tích cực và là tấm gương tốt trong việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân và trong việc giáo dục người thân trong gia đình.

+ Có đức tính thẳng thắn trung thực, hy sinh vì lợi ích tập thể, sống và hoạt động theo pháp luật, sử dụng nghề nghiệp vào con đường đúng đắn, hợp pháp và có tính nhân đạo.

- Ba là kiến thức, năng lực

Kiến thức và năng lực của cán bộ gồm những kiến thức chung, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực trong việc nghiên cứu, hiểu biết vấn đề mới và năng lực hoạt động thực tiễn đem lại kết quả trong công việc đã

đảm nhiệm. Kiến thức và năng lực của cán bộ thể hiện qua các nội dung cụ thể sau:

+ Kiến thức chung, là cơ sở, nền tảng cho người cán bộ tiếp thu và hình thành trí tuệ, trình độ chính trị và kiến thức chun mơn nghiệp vụ. Các kiến thức đó có sự đan xen với nhau.

+ Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là yêu cầu trực tiếp đối với cán bộ. Nó thể hiện thơng qua văn bằng đào tạo theo định của Nhà nước và được khẳng định qua kết quả, hiệu quả công tác thực tiễn.

+ Năng lực nghiên cứu, am hiểu và nắm các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tri thức về chun mơn nghiệp vụ trong lĩnh vực mình.

+ Năng lực hoạt động thực tiễn: sự vận dụng kiến thức đã có vào thực tiễn cơng việc; sự nắm vững đặc điểm điều kiện của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và các ngành liên quan; năng lực tổ chức triển khai chủ trương, đường lối, chương trình, đề án và sử dụng các nguyên tắc chuyên môn trong thực hiện vai trị, nhiệm vụ và cơng việc đã được giao; nhạy bén với cái mới, nhận thức nhanh và dự báo được tình hình, có sự sáng tạo và có các biện pháp phù hợp trong thực hiện công việc.

- Bốn là phong cách làm việc

Phong cách làm việc của người cán bộ là tổng thể những phương pháp, biện pháp, cách thức của người cán bộ đã sử dụng hằng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nó được thể hiện qua các nội dung cụ thể sau:

+ Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phát huy sự sáng tạo của quần chúng, khơng áp đặt, độc đốn, gia trưởng.

+ Dám nghĩ, dám làm và có trách nhiệm đối với việc làm đó.

+ Làm việc có kế hoạch, có chương trình, có trọng tâm, có kiểm tra, tổng kết rút ra kinh nghiệm và có báo cáo người hoặc cấp phụ trách mình.

+ Quyết định các vấn đề hoặc công việc trên cơ sở các quy định, quy chế của Đảng, Nhà nước, cơ sở khoa học, rất thực tế và kịp thời. Có tình có lý trong giải quyết vấn đề.

- Năm là kết quả thực hiện nhiệm vụ

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ là nội dung, là thước đo chính trong đánh giá cán bộ hiện nay. Nó biểu hiện tổng quát nhất các nội dung khác. Một người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý đã hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng, vai trị của mình được xuất sắc, thì người cán bộ ấy cũng đã làm được tốt các nội dung đánh giá còn lại. Nội dung cụ thể đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thể hiện: kết quả đạt được gì so với chỉ tiêu kế hoạch đã định.

- Sáu là quan điểm quần chúng

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh ắt ta pư cộng hoà dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w