Ngồi những ưu điểm đã trình bày ở trên, ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư cịn có những hạn chế sau:
- Về cơ cấu: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện phần lớn là những cán
bộ cao tuổi (độ tuổi 51 trở lên chiếm 56,98%), độ tuổi trung bình và tuổi trẻ còn thấp (độ tuổi 41-50 chiếm 34,40% và độ trẻ chiếm 8,59%). Như vậy, độ tuổi bình quân chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu phấn đấu, chưa có kế hoạch cụ thể về phát triển cán bộ chủ chốt trẻ tuổi. Hiện tại tuổi bình quân của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư là 46.
Cơ cấu trình độ chun mơn nghiệp vụ về các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội còn chưa thật hợp lý. Còn thiếu những cán bộ có trình độ chun mơn cao về quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp và về pháp lý. Tỷ lệ cán bộ nữ cịn thấp (chỉ có 13/93 đồng chí, chiếm tỷ lệ trên 13,97%), số cán bộ nữ chủ yếu ở các huyện uỷ; chỉ có 2 Bí thư huyện uỷ kiêm huyện trưởng và 11 trưởng phòng là nữ.
- Về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế: Nhìn chung, CBCCCH có trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ vẫn cịn thấp. Trình độ trung học phổ thông chiếm 26,88%; đại học, trên đại học chiếm 15,05%. Đa số cán bộ đều có trình độ lý luận chính trị cao cấp, trung cấp và sơ cấp (chiếm 67,74%). Trình độ quản lý nhà nước so với nhiệm kỳ trước cũng được tăng lên 21,42% . Tuy nhiên, nếu xem xét vấn đề này ở các huyện thì tỷ lệ và số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng rất khác nhau, thể hiện sự bất cập cục bộ về trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Về trình độ chun mơn: Đa số CBCCCH chủ yếu trưởng thành từ
hoạt động thực tiễn và trong công tác chuyên môn; được đào tạo từ nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhiều đồng chí hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu công tác. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài và
trong nước vào địa bàn tỉnh tăng nhanh cùng với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật; nếu không tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện sẽ khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong những năm tới.
- Về trình độ ngoại ngữ, tin học: số cán bộ chủ chốt được đào tạo về
ngoại ngữ và tin học chiếm tỷ lệ thấp. Về ngoại ngữ, phổ biến là tiếng Anh, trình độ B; một số cán bộ có trình độ C các ngoại ngữ. Về tin học, chủ yếu là học chương trình tin học ứng dụng văn phịng. Tuy vậy, nếu xét trình độ thực tế về tin học và ngoại ngữ thì nhiều cán bộ, tuy có bằng cấp nhưng khả năng thực hành và áp dụng vào cơng việc cịn kém. Hiện nay các huyện đều được trang bị mạng máy tính phục vụ cơng tác lãnh đạo, song chưa được khai thác hiệu quả. Đáng chú ý là số đông trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện chưa thấy được tính thiết thực của tin học và ngoại ngữ, chưa trở thành nhu cầu thiết yếu trong công tác hằng ngày nên chưa đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao trình độ.
Một số CBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư còn ngại học tập, ngại rèn luyện để vươn lên, nhất là đi học tập trung, dài hạn và học ngoại ngữ, tin học.
Năng lực và kinh nghiệm quản lý nhà nước, pháp luật, kinh tế thị trường, về tài chính tiền tệ… của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện nhìn chung vẫn còn bất cập. Một số cán bộ chậm đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Năng lực, phong cách lãnh đạo, điều hành, quản lý còn yếu kém, khoa học và dân chủ, chưa bắt nhịp tốt yêu cầu đổi mới. Còn lúng túng trong nội dung, phương thức hoạt động; trong cách nghĩ, cách làm vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, bao cấp; năng lực tổ chức và kiểm tra thực hiện còn hạn chế; một số cán bộ chủ chốt cao tuổi thường làm việc theo kinh nghiệm cũ; ngược lại một số cán bộ trẻ có bằng cấp, học vị nhưng sự hiểu biết về thực tiễn cịn hạn chế, cộng với một số cán bộ có biểu hiện của tác phong quan liêu, thiếu sâu sát cơ sở dẫn đến phong cách lãnh đạo xa rời thực tế.