Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 2005) đề ra yêu cầu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, đảm bảo vừa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân; khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của tổ chức và cá nhân. Đại hội khẳng định: “Phải kiện toàn bộ máy giúp việc của cấp uỷ cấp Trung ương, địa phương, và ngành để giúp cấp uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vấn đề đúng đắn, kịp thời nâng cao chất lượng lãnh đạo của các cấp uỷ thêm hơn nữa” [61, tr.74].
Trước thời cơ và thách thức trong tình hình mới, với phương hướng kiện tồn bộ máy tổ chức; cơng tác đổi mới, kiện tồn các bộ máy tổ chức giúp việc cho cấp uỷ đảng các cấp có bước phát triển về cả chất và lượng, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo và cầu thị của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong tiến trình đổi mới đất nước.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng và đồng thời thực hiện đề án cải cách hành chính các cấp của Chính phủ, các huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư đã tiến hành rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy cho tinh giản biên chế cơ quan mình. Các huyện tại tỉnh Ắt Ta Pư, bộ máy các cơ quan tham mưu cho cấp uỷ huyện và lãnh đạo huyện gồm: Uỷ ban kiểm tra Đảng và Nhà nước, Phòng Tổ chức và cán bộ, Ban Tuyên giáo và Văn phòng huyện, những tổ chức này làm chức năng giúp việc cho cấp uỷ huyện và ban lãnh đạo huyện.
Trong quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy, huyện đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện; bởi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả công việc. Tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ, cơng chức vào các cơ quan tham mưu đó được lựa chọn chặt chẽ, nghiêm túc hơn: có chính sách ưu tiên chọn sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường hoặc các đối tượng có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhằm mục đích trẻ hố đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, trình độ chính trị trong đội ngũ cán bộ, công chức ở các huyện.
Để đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy trong các cơ quan huyện, cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng, triển khai việc phổ biến,
quán triệt các chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đến tồn thể cán bộ, cơng chức, đảng viên, các tổ chức đảng để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức. Từng huyện, nhất là người đứng đầu các huyện ở tỉnh Ắt T a Pư, cần đưa ra giải pháp đồng bộ triển khai mạnh mẽ, thực chất, phù hợp với tình hình thực tế của từng huyện.
Hai là, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để triển khai
các nội dung đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy.
Ba là, song song với việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, cần tiến
hành rà sốt, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ trong mỗi cơ quan. Tiến hành xây dựng cơ cấu đội ngũ hợp lý, xác định chức danh tiêu chuẩn cán bộ cho mỗi tổ chức để trên cơ sở đó xác định mức biên chế và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn phù hợp, nhằm xây dựng và tạo nguồn dự bị đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư dồi dào, phong phú.
Bốn là, nghiên cứu, đề xuất cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền ban hành
hệ thống chính sách phù hợp với điều kiện nay và trong thời gian dài.
Năm là, đổi mới kiện tồn tổ chức bộ máy cần có kế hoạch cụ thể, phù
hợp triển khai trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; đổi mới tổ chức bộ máy phải gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, luân
chuyển cán bộ và thực hiện tốt chính sách cán bộ, kết hợp với việc kiểm tra xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kịp thời.
KẾT LUẬN
1) Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng của các huyện và tồn tỉnh Ắt Ta Pư và đối với công tác xây dung Đảng bộ. Đó là tổng hợp các thuộc tính đặc trưng, các yếu tố về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, đảm bảo cho mỗi cán bộ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công trong tổng thể sự phát triển mọi mặt ở địa phương nơi cán bộ đó hoạt động.
2) Trong những năm qua, Đảng bộ, tỉnh uỷ Ắt Ta Pư và các cấp đảng uỷ trong tỉnh đã nhận thức sâu sắc, đề ra và triển khai thực hiện nhiều chủ trương giải pháp về công tác cán bộ, tạo nên đội ngũ cán bộ có chất lượng, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, yếu kém, từ đó đã tổng hợp, đúc rút những kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, lực lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư có thể thực hiện được các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, kế thừa và phát triển các truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ các thời kỳ, đồng thời không ngừng nâng cao, học tập, rèn luyện trao đổi kinh nghiệm công tác đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong những năm tiếp theo.
3) Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư, trong những năm tới cần được thực hiện đồng bộ, trong đó:
+ Cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ danh cán bộ chủ chốt cấp huyện.
+ Đổi mới và thực hiện tốt việc quy hoạch cán bộ, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, lựa chọn bổ nhiệm những nhân tài. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chủ chốt, phát huy vai trị của chính quyền và đồn thể nhân dân cùng tham gia vào cơng tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
+ Tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương, phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, tăng cường cơng tác phê bình và tự phê bình. Theo đó, khi kiểm điểm đánh giá phải liên hệ bản thân với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; những cán bộ khơng đủ năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm thấp thì kiên quyết sắp xếp, thay thế ngay mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
+ Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ, xem đây là khâu quan trọng, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chính vì vậy, đánh giá cán bộ cần bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, tồn diện, cơng tâm; lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu; xem xét mức độ tín nhiệm của cấp dưới và nhân dân; phát huy dân chủ, để nhân dân tham gia nhận xét đánh giá, góp ý cán bộ lãnh đạo, quản lý xem đây là việc làm thường xuyên của các cán bộ.
4) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong những năm tới là vấn đề rất lớn và khó, đang cần được đầu tư nghiên cứu với quy mô lớn và thời gian khá dài. Kết quả nghiên cứu của luận văn này là một phần rất nhỏ. Do trình độ có hạn, chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong được nhận ý kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo, các nhà khoa học, các cấp uỷ của tỉnh, các cán bộ hoạt động thực tiễn và đồng nghiệp.