Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có tầm quan trọng chiến lược và nhiệm vụ rất cấp bách đối với Đảng và Nhà nước CHDCND Lào hiện nay. Về điều này Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [24, tr.269] và Người cũng nhấn mạnh: “Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải chun mơn về ngành ấy” [24, tr.47]. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng, đến cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đến sự thành bại của cơng cuộc đổi mới. Hiện nay, nhìn chung trình độ, kiến thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nhiệm vụ. Trong thời kỳ mới, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và yêu cầu xây dựng tỉnh, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Ắt Ta Pư khơng chỉ phải có phẩm chất đạo đức tốt, mà năng lực trình độ chun mơn phải giỏi, kiến thức quản lý nhà nước tinh thông, nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đủ sức tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, hạn chế được tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nền kinh tế của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hội nhập nền kinh tế thế giới theo xu thế phát triển chung của thời đại.
Những yêu cầu trên cho thấy, để hoàn thành được nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện phải có trình độ kiến thức, năng lực sâu rộng và chuyên sâu tương xứng với mặt bằng học vấn chung của các nước trong khu vực, V.I Lênin đã từng yêu cầu các cán bộ dân uỷ phải: “Một là học tập, hai là học tập, ba là tập mãi. Khơng thể thay thế kiến thức bằng lịng sốt sắng, bất cập, vội vàng,..” [17, tr.440]. Vì vậy, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ theo tinh thần nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đã xác định là vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với cán bộ hiện nay. Hội nghị lần thứ 4 (khoá VIII) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ắt Ta Pư (2012) cũng đã khẳng định: “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhằm nâng cao trình độ lý luận, trình độ quản lý và trình độ chun mơn
cho đội cán bộ chủ chốt cấp huyện; bồi dưỡng, tập huấn thời gian dài, ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài” [42, tr.25].
Để thực sự nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ĐNCBCCCH ở tỉnh Ắt Ta Pư cần tập trung một số nội dung chủ yếu sau: