Văn chương hậu-bán thế kỷ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 30 - 33)

III. PHÂN ĐOẠN LỊCH SỬ VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN

B) Văn chương hậu-bán thế kỷ

Hết tương đối yên tĩnh đến triệt để rối ren, hậu bán thế kỷ XIX là một thời mà nước ta lâm vào thế tao loạn. Bên trong, suốt nửa đời Tự Đức kể về sau, giặc giã nổi lên. Bên ngồi chính sách « đóng ải, tỏa bến » của triều đình gây ra cuộc tranh chấp với Tây phương. Rồi từ hòa ước nầy đến hòa ước nọ, nước ta mất trọn chủ quyền vào tay đế quốc Pháp. Sĩ phu cùng với nhân dân tìm mọi cách chống lại kẻ xâm lược. Đây, đó lịe lên những ngọn lửa Cần Vương. Rồi phong trào xuất dương sơi nổi vì người ta tin rằng biết đâu vấn đề du học ngoại quốc sẽ có nhiều hiệu lực như vấn đề cầu cứu ngoại viện để thu phục lại sơn hà. Thời thế đó đẩy Nho học đến chỗ suy tàn. Văn hóa Âu Tây được dịp xâm nhập vào bờ cõi nước ta cuồn cuộn như làn sóng mạnh.

Nước ta tiếp nhận một cách vừa lạ lùng, ngơ ngác vừa phục thiện và thích thú cả một kỷ nguyên cơ khí dựng trên nền kinh tế tư bản. Thế là khn thước tư tưởng nghìn xưa lại bị sụp đổ, trật tự xã hội cũ của nước ta lúc bấy giờ bị các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, cá nhân chủ nghĩa, duy lý chủ nghĩa, từ bên ngoài ùa vào xáo trộn, trật tự xã hội, khuôn vàng thước ngọc của Khổng Mạnh bị sứt mẻ, lẽ tất nhiên nền văn chương từng khuôn rập với tư tưởng cũ và xã hội cũ phải đổi lối thay bình. Thế nghĩa là nền văn chương cổ điển của thời tiền bán thế kỷ 19 qua thời hậu bán thế kỷ 19

tao loạn nầy tự nhiên phải biến chứng rồi tan rã.

Nếu không, tại sao một Tự Đức đang đạo đức và nghiêm trang bỗng trở nên ủy mị và có vẻ lãng mạn trước cái chết của Thị Bằng, một người Ái phi của ngài :

Đập cổ kính ra tìm lấy bóng, Xếp tàn y lại để dành hơi…

Rồi từ Tự Đức mê si đến Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Dương Lâm đa tình, bay bướm và ưa thích hịa mình trong khối lạc : « Cho hay danh sĩ với giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ… ngán nỗi non xanh, đất đỏ, để riêng ai lưu lạc, đau lòng ». (Chu-Mạnh-Trinh – Tựa Truyện Kiều). Hoặc :

Thơi đừng mang lão lệ với đàn tranh

Kìa kỹ nữ cũng thương sinh đâu đấy nhỉ ? Mảnh ti trúc ai là tri kỷ

Ngón tỳ bà năn nỉ với ai đây ?

(Dương Lâm)

Tuy nhiên cũng có một số văn nhân thi sĩ rất đa tình, nhưng khơng đa tình trong trăng, hoa, đàn, phách. Họ đa tình trước thời cuộc, họ dào dạt tình ưu ái trước bao cảnh nhiễu nhương trong giai đoạn cuối của thời hậu bán thế kỷ XIX : Khói lửa, chạy loạn, thành mất, người vong :

Non nước tan tành lẽ bởi đâu ?

Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.

Hoặc : Ầm ầm tiếng súng khắp nơi,

Đó là những lời than trước thế sự và một bức tranh thời đại của Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn nhược Thị.

Và trong khi ông Tôn Thọ Tường giãi bày tâm sự và chí hướng của mình trong bài Tơn phu nhân quy Hán :

Son phấn thà cam dày gió bụi, Đá vàng chỉ để thẹn non sơng ? Ai về nhắn với Chu cơng Cẩn,

Thà mất lịng anh được bụng chồng.

Thì Phan Văn Trị lập tức họa lại ngay :

Hai vai tơ tóc bền trời đất,

Một gánh cương thường nặng núi sơng. Anh hỡi Tơn Quyền, anh có biết,

Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng.

Trong khi ấy ở Bắc Hà, Từ Diễn-Đồng với nhóm Đơng Kinh Nghĩa Thục đối với thời đại lại có một thái độ đáng kể hơn nữa. Hãy nghe đơi dịng văn thơ của nhóm ấy :

Ngồi mà ngắm năm châu trên trái đất Bể văn minh dào dạt nổi phong triều

Kìa ai : người thời không, sức thời mạnh, đất thời rộng, của thời nhiều.

Nào có phải trời thương yêu riêng một cõi Sao ta cứ dã man quen thói

Đem thân nơ mà luồn cúi dưới cường quyền.

Cuối cùng một buổi giao thời thứ hai lại tái diễn. Một khuynh hướng văn thơ khác dấy lên làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam của thời hậu bán thế kỷ XIX. Nói đến

khuynh hướng này khơng ai có thể qn được những cây bút đặc biệt của nó : Nguyễn văn Lạc tức là Học Lạc, Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương…

Nếu Học Lạc đã làm cho ta không thể nhịn cười được trong mấy câu :

Hóa An Nam, lữ khách trú,

Trăn trói lằng xằng nhau một lũ. Ngoài mặt ngỡ ngàng lạ Bắc Nam, Trong tai cắc cớ xui đồn tụ.

Thì Trần Tế Xương trong khi viết đơi dịng thơ tặng một cô me Tây :

Rứt cái mề đay vứt xuống sông Thôi thôi tôi cũng méc xì ơng.

Chắc cũng làm cho cô ấy dầu khơng cười xịa thì cũng phải nhăn mày.

Tóm lại hậu bán thế kỷ XIX là thời loạn ly đưa Việt Nam đến chỗ mất chủ quyền, cái chủ quyền kỷ cương của thời tiền bán khơng cịn nữa thì văn chương cổ điển tất nhiên phải lạt chủng đi, nẩy ra những cái bất ngờ và mạnh mẽ để rồi tan rã và lột xác bước sang thế kỷ XX. Nếu cái màu cổ điển có cịn vương vấn thì cũng chẳng qua vương vấn một cách ngượng ngập trong thơ văn của Tản Đà, một thi sĩ cuối thời mà cũng là giao thời giữa thế kỷ XIX và XX.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)