Chính sách chính trị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 56 - 58)

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA NỀN VĂN HỌC VÀO KHOẢNG TIỀN BÁN THẾ KỶ XX TẠI NƯỚC TA (1900-1945)

2) Chính sách chính trị

Với chính sách này, người Pháp áp dụng bằng 2 lối : mua chuộc và đàn áp.

Với chính sách đàn áp họ thẳng tay dùng vũ lực, tù đày để dập tắt tất cả mọi phong trào cách mạng yêu nước của nhân dân đã dám đứng lên chống họ để giành lấy lại chủ quyền cho đất nước.

Với chính sách mua chuộc họ dùng đủ thủ đoạn, chính trị để dụ dỗ, gây chia rẽ các hàng ngũ dân tộc. Bên ngồi họ giả vờ tơn trọng các giá trị cũ để cản đường tiến hóa. Bên trong họ chia rẽ, lập ra một triều đình và mua chuộc bọn sĩ phu

« Thoả hiệp » đem ra đối lập với các phần tử cách mạng. Thêm vào đó họ cịn giả vờ cho cải cách đôi sự việc để đánh lừa hoặc đánh lạc hướng đấu tranh của toàn dân.

Chứng minh vài sự việc đáng kể dưới đây : Năm 1932 Bảo Đại ở Pháp về lại Việt Nam và thi hành vài điều cải cách theo mệnh lệnh của thực dân Pháp : cải tổ nội các, tuyển dụng nhân tài mới.

Nhưng toàn quyền Pasquier lại đặt ngay Phạm Quỳnh và Nguyễn Đệ bên cạnh Bảo Đại để kìm chế. Tuy nhiên bên cạnh Phạm Quỳnh họ lại đưa tên L. Marty và viên tổng đốc Hồng trọng Phu để kiểm sốt, cũng như họ đã đưa Vayrae ở bên Nguyễn văn Vĩnh để dịm ngó về các công tác văn học của ông nầy và đưa Nguyễn năng Quốc vào hội Phật giáo để xem xét mọi hành động về Phật sự của hội. Thật quả thực dân Pháp đã cố tình cho tay sai len lỏi vào để « lái » hết mọi ngành hoạt động chính trị, văn học và tơn giáo của dân ta lúc bấy giờ.

Đã vậy họ lại còn hướng thanh niên về đường vật chất cho tinh thần trở nên ủy mị, lãng mạn lặn ngụp ở vũng bùn thị dục hầu mong thanh niên quên hết các nhiệm vụ chính nghĩa mà tồn dân đang mong đợi ở tuổi trẻ.

Sau hết để làm thỏa mãn các khuynh hướng quốc gia, dân tộc, thanh niên, xã hội mà họ đã biết đa số dân chúng đang mang nặng trong trí óc, họ bèn cho tổ chức những trị « giả hiệu » như : Lễ Hưng quốc Khánh niệm, lễ chào cờ có hát quốc ca Việt Nam (bài Đăng Đàn Cung), các tổ chức thể dục, thanh niên, v.v… với mục đích lừa gạt những người nhẹ dạ dễ

tin…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)