Về nội dung : báo chí lúc bấy giờ đáng chú ý nhất là ở

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 77 - 81)

tinh thần bài vở và nhất là đã có vài ba tờ báo đã gây ra những phong trào có tính chất đấu tranh và châm biếm những cái xấu xa trong xã hội mà chúng ta lần lượt điểm qua dưới đây :

Điểm qua tinh thần bài vở, ta thấy rằng lúc đó phần đơng báo chí đều đã chứa đựng nhiều tin tức nhanh chóng, tường thuật rành mạch, khơng rườm rà hay kèm theo những lời phê bình luân lý vớ vẩn. Các bài xã thuyết « đại cà sa » như trước kia cũng đã nhường chỗ cho các thiên phóng sự, và ngồi ra mỗi báo thường có phụ trương. Bên cạnh đó người ta lại cịn đua nhau trình bày trên mặt báo các vấn đề quan trọng như : kinh tế, chính trị khoa học, văn chương, thanh niên, thể thao, xã hội, v.v… hoặc giới thiệu với độc giả mọi hoạt động văn hóa mới nhất cùng những kết quả thâu lượm được ở các nước văn minh.

dập xảy ra trong nước, lợi dụng thời cơ đó, một số báo chí khơng ngần ngại gì mà khơng gây nên những phong trào tranh đấu, đòi hỏi hoặc châm biếm để mưu cầu được có một sự cải cách lớn lao về mọi mặt… Đó là những tờ như : Thần Chung, Tiếng Dân, Phụ Nữ Tân Văn, Phong Hóa, Ngày Nay, v.v… mà đến bây giờ mọi người còn nhắc nhở. Riêng lập trường và chủ trương trào phúng của 2 tờ Phong Hóa và Ngày Nay tuy có vẻ q mạnh đượm nhiều tính cách đả phá, nhưng nhóm thanh niên trí thức lãnh đạo 2 tờ báo này cũng đã có cơng phá tan hết thành kiến, tập quán cổ hủ đã làm cản trở bước đường tiến triển của toàn dân. Vẫn biết lập trường và lý thuyết đấu tranh của họ không được rõ ràng, chỉ mang nhiều tính chất phá hoại, thiếu phần xây dựng cụ thể nhưng có phá hoại như thế mới có dịp mở đường cho kẻ kiến thiết đến sau. Cho nên những chuỗi cười của 2 tờ Phong Hóa và Ngày Nay khơng phải là khơng có ích.

2) Biên khảo và tạp chí

Nói đến mục nầy, chúng ta không thể không xét đến năng lực của tiếng Việt đã được dùng làm phương tiện biên khảo mọi ngành học thuật và cũng không quên so sánh giá trị của những tạp chí chuyên đăng tải các bài biên khảo của các học giả đã xuất bản liên tiếp qua 2 thời kỳ : Thời kỳ phát triển và thời kỳ thịnh hành của chữ quốc ngữ. Bên cạnh đó, chúng ta lại cịn phải ghi nhớ công lao và giá trị của các vị học giả đã vì dân tộc và tổ quốc mà kiên tâm xây dựng sự nghiệp biên khảo hầu làm cho tiếng Việt chiếm địa vị độc tôn trong sự giảng giải mọi ngành học thuật tại các cấp học đường.

Trước hết chúng ta xét đến những tạp chí chuyên đăng tải các bài biên khảo của các vị học giả thời đó đã xuất bản qua 2 thời kỳ của chữ quốc ngữ : thời phát triển và thời thịnh hành, để tiện bề so sánh.

Trong thời kỳ phát triển, chỉ có tờ Đơng Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí là đã cho đăng rất nhiều bài biên khảo của các vị học giả trong 2 nhóm ấy, nhất là của Phạm Quỳnh. Tiếp đến thời kỳ thịnh hành một số đơng tạp chí mang đủ màu sắc tôn giáo, khoa học, chính trị, văn học, v.v… đua nhau xuất bản và đua nhau cho đăng tải các thiên biên khảo làm cho bộ mơn này trở nên mỗi ngày mỗi phong phú. Đó là những tạp chí như : Khoa Học, Tao Đàn, Tri Tân, Viên Ám, Tòa Sen, Thanh Nghị, v.v…

Cho nên nếu đem so sánh 2 tờ Đông Dương và Nam Phong tạp chí với các tạp chí vừa kể thì ta sẽ thấy rất rõ nhiều bài trong những tạp chí sau này giá trị cao, vượt hẳn các bài của 2 tạp chí trước kia : Quả đúng như vậy, vì trong thời kỳ quốc ngữ thịnh hành này, việc biên khảo đã có tính chất sáng tác hẳn hoi chứ khơng cịn là một việc phiên dịch văn người.

Nhà biên khảo nào cũng đứng trong phạm vi học hỏi chun mơn của mình, chứ khơng như Phạm Quỳnh « phiêu lưu » qua hết mọi ngành, từ sử ký văn chương đến Đạo Giáo, triết học, khoa học.

Và tiếp theo đây, chúng ta lại xét đến giá trị thấy rõ nhất trong công tác biên khảo của các vị học giả thời đó, một điều kiện gây cho ta lịng cảm phục vơ vàn về sự thiện chí thiện

tâm của họ. Thật thế, lúc bấy giờ ta đã có những vị học giả rất xứng đáng với danh hiệu biên khảo. Họ là những người rất thành tâm, khiêm tốn, họ làm việc chăm chỉ và nhẫn nại, làm việc một cách rất có phương pháp, rất khoa học… Bởi vậy dù bất cứ với ngành học thuật nào : văn chương, khoa học, chính trị, triết lý, tôn giáo, v.v… Họ đều viết ra những bài rất công phu, tỏ ra họ là những học giả đã biết thận trọng vì người họ đã có sẵn một cái vốn trí thức vững chãi làm căn bản.

Cuối cùng nhân đây chúng ta xét đến năng lực của tiếng Việt đã thể hiện trong bộ môn biên khảo và phê bình cũng như trong sự giảng giải về các nghành học thuật mà các vị học giả thời đó đã vận dụng.

Muốn hiểu rõ năng lực của tiếng Việt đã phát triển như thế nào chúng ta chỉ cần đến dự các buổi giảng dạy về mọi ngành tại các bậc Trung và Đại học… thì chúng ta sẽ thấy lịng vơ cùng hãnh diện : Nhất là ở bậc Đại học, khi cần phải giảng giải các ngành như : Văn chương, khoa học, toán học, kinh tế chính trị, triết lý, v.v… Nếu các giảng sư thành tâm yêu tiếng Việt có đầy đủ thiện chí biên khảo, sưu tầm và phiên dịch thì trong khi giảng dạy, trần thuyết bằng tiếng Việt sẽ thấy vô cùng hào hứng khơng có gì làm vấp váp, cản trở. Như vậy ai dám bảo rằng tiếng Việt của ta không đủ dụng, phong phú để diễn đạt hết mọi tư tưởng mọi vấn đề dù chuyên môn hay trừu tượng tới mực nào.

Tóm lại tiếng Việt mà trở nên có một năng lực dồi dào như thế là nhờ công lao của các vị học giả giảng sư đã tự đào luyện cho mình có cái học chính xác và theo phương pháp tối

tân. Phải chăng các vị ấy đã biết nghĩ đến tương lai giống nòi, kiên tâm đem những điều thâu thái được ở ngoại bang, dùng tiếng Việt làm phương tiện để gây dựng một nền học vấn độc lập cho tổ quốc.

3) Thi ca

Nói đến thi ca thời kỳ này, đương nhiên chúng ta phải đề cập tới những chữ (thơ cũ), (thơ mới) tìm hiểu qua quan niệm về mỗi loại thơ đó, nguyên nhân có sự thay đổi về nội dung lẫn hình thức của thi ca và nhắc đến một vài nhà thơ có những tác phẩm tiêu biểu nhất trong thời kỳ này để thấy trước hướng đi của thi ca Việt Nam sẽ chọn cho sau này vậy.

Trong khoảng mười năm trước đây nghĩa là trong giai đoạn 1935 đến 1945, giai đoạn mà chữ quốc ngữ thật sự bước vào thời kỳ thịnh đạt làm cho các ngành văn chương học thuật nước nhà đua nhau phát triển bên cạnh báo chí, và tiểu thuyết thi ca bỗng gây lên một phong trào rất sơi nổi… Đó là phong trào thơ mới và thơ cũ tranh luận nhau kịch liệt để cuối cùng khơng cịn vấn đề « mới » và « cũ » nữa mà chỉ cịn là « thơ », thơ Việt Nam, thơ tiến triển theo sự tiến hóa của lịch sử, của dân tộc, v.v…

Nhưng dù sao ở đây chúng ta cũng cần điểm sơ qua quan niệm của 2 phái thơ vừa kể trên :

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)