- Ý thức : Những ý thức nói trên, trưởng thành và gây
b) Những đặc điểm : Căn cứ vào tính cách chung kể
trên, văn chương của giai đoạn thứ nhất ở thời tiền bán thế kỷ 20 có những đặc điểm đáng chú ý dưới đây :
- Lực lượng văn chương cũ một phần tàn tạ, một phần đi vào con đường mới. Chính phần nầy đã sáng tác ra một loại văn chương có tính cách chính trị. Thí dụ Phan chu Trinh, Phan Bội Châu, vì họ chịu ảnh hưởng sâu sắc triết lý và tư tưởng của các nhà văn thế kỷ 18 ở Pháp (Rousseau, Voltaire, Montesquieu) qua những dịch phẩm của Khang, Lương và những trứ tác của chính 2 nhà văn Trung quốc đó (Trung quốc hồn của Lương khải Siêu). Nhất là Phan Bội Châu lại có
tâm hồn thi sĩ trang nghiêm, tình yêu quốc gia say đắm. Thơ văn của ơng tuy cịn mang hình thức cũ nhưng cảm xúc được nhiều người vì giọng lâm ly, thống thiết, hùng tráng. Văn chương Phan Chu Trinh lại đầy vẻ tâm tình phóng khống, lạc quan, hùng biện, sáng sủa gọn gàng và lý trí. Bên cạnh 2 nhà văn nầy, văn chương của nhóm Đơng Kinh Nghĩa Thục cũng đầy ý thức canh tân cải hố quốc dân, hơ hào bỏ cổ hủ theo nền văn minh Âu Mỹ.
- Một bộ phận khác đi sâu vào con đường văn chương hơn, cố phổ biến giới thiệu văn học Tây Phương cho quốc dân thấm nhuần cái hay, cái đẹp của nền văn học ấy. Bộ phận này nặng về công tác dịch thuật. Tiêu biểu cho nó là tờ « Đơng Dương tạp chí » và nhóm ơng Nguyễn văn Vĩnh.
- Một nhóm khác lại cố dung hịa Âu-Á, dung hịa tân cựu, chọn lọc cái hay cái đẹp của Nho giáo gây một ý thức quốc túy, quốc hồn. Đó là xu hướng của nhóm « Nam Phong » với ơng Phạm Quỳnh.
- Một nhóm nữa lại hồn tồn khơng tán thành trật tự lễ giáo nho phong cũ, muốn xây dựng những tư tưởng rộng rãi, tự do trên nền tảng kinh tế của đẳng cấp trưởng giả và đượm một mối tình yêu nước nồng nàn. Bởi vậy văn chương của nhóm nầy có 2 hình thức rõ rệt :
- Hình thức 1 : sướt mướt và lãng mạn trong văn chương như Hồng Ngọc Phách với quyển « Tố Tâm ».
- Hình thức 2 : cứng rắn hơn, khích lệ hơn, nói về tình u non sơng hơn. Người ta mệnh danh nó là những áng văn chương Ái Quốc với nhóm Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn
thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan chu Trinh, Ngô đức Kế, v.v…