Truyện và tiểu thuyết của thời kỳ thịnh hành

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 102 - 106)

D) Truyện và tiểu thuyết

3) Truyện và tiểu thuyết của thời kỳ thịnh hành

Trong thời kỳ này bộ môn tiểu thuyết vô cùng phát triển, mà đáng kể nhất là những tác phẩm của những tác giả trong nhóm Tự Lực Văn Đồn và nhóm Tân Dân, tiểu thuyết thứ bảy là đáng kể hơn cả. Tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đồn với 3 tác giả đáng kể như :

- Khái Hưng : « Hồn bướm mơ tiên », « Nửa chừng xuân », « Trống mái », « Thốt ly », « Gia đình », « Thừa tự », « Tiêu sơn tráng sĩ », « Dọc đường gió bụi », vài tập truyện trẻ con là « Ơng Đồ bể », « Cây tre trăm đốt », « Quyển sách ước ».

- Nhất Linh : « Đoạn tuyệt », « Lạnh lùng », « Bướm trắng », « Đơi bạn », « Đi Tây », « Hai buổi chiều vàng », v.v…

- Khái Hưng và Nhất Linh (cùng viết) : « Anh phải sống », « Gánh hàng hoa », « Đời mưa gió ».

- Hồng Đạo : « Con đường sáng », « Hậu Tây Du » (truyện trào phúng), « Tiếng Đàn » (truyện ngắn).

Ngồi ra trong nhóm Tự Lực Văn Đồn cịn có những cây bút nổi danh như Thế Lữ với tiểu thuyết trinh thám « Mai Hương và Lê Phong », « Vàng và Máu », v.v… Trần-Tiêu với « Con Trâu » (tiểu thuyết phong tục xã hội), Bùi Hiển với « Nằm vạ » (tiểu thuyết phong tục), Đỗ Đức Thu với « Đứa

con » (tiểu thuyết tình cảm), Nguyên Hồng với « Bỉ Vỏ » (tiểu thuyết phóng sự), v.v…

- Nhóm Tân Dân, Tiểu thuyết Thứ Bảy, nhóm này cũng có những tác giả nổi tiếng như : Nguyễn công Hoan (chuyên viết tiểu thuyết xã hội và trào phúng), Trúc Khê, Ngô văn Triện và Nguyễn triệu Luật (chuyên viết dã sử và lịch sử tiểu thuyết), Lê văn Trương tác giả này nổi tiếng là viết rất nhiều pho truyện rất được phái phụ nữ thành thị ưa thích, Lan Khai chuyên viết tiểu thuyết đường rừng v.v…

Dưới đây xin lược kể vài ba tác phẩm của các tác giả vừa nêu trên :

- Nguyễn Cơng Hoan : « Cơ giáo Minh », « Lá ngọc cành vàng », « Lan và Điệp », « Kép Tư Bền », « Đào kép mới », « Hai đứa trẻ khốn nạn », « Bước đường cùng », v.v…

- Lê văn Trương : « Cơ Tư Thung », « Trong ao tù trưởng giả », « Người mẹ tội lỗi », « Ngựa đã thuần rồi mời ngài lên », v.v…

- Lan Khai, Trúc Khê, Nguyễn triệu Luật : « Cái hột mận » của Lan Khai ; « Loạn Kiêu Binh », « Bà chúa chè », « Hịm đựng người » của Nguyễn triệu Luật ; « Chúa Trịnh Khải », « Gái thời loạn » của Trúc Khê, v.v…

Tất cả các tác phẩm của các tác giả trong nhóm Tân Dân vừa kể trên đều được cho xuất bản thường kỳ mỗi tháng với hình thức nguyệt san : « Phổ Thơng bán nguyệt san ».

- Bên cạnh 2 nhóm Tự Lực và Tân Dân, lại cịn có một số tác giả khác, khơng nhất thiết ở trong một nhóm nào nhưng

vẫn thường xuyên cho xuất bản nhiều tiểu thuyết đủ loại đáng kể như :

- Phan Trần Chúc với « Bánh xe khứ quốc » (lịch sử tiểu thuyết), Hoa Bằng với « Vua Quang Trung » (lịch sử tiểu thuyết), v.v…

- Vũ trọng Phụng nổi tiếng với 2 tác phẩm vừa hoạt kê vừa xã hội, đó là : « Giơng Tố », « Số Đỏ ».

- Nguyễn Tuân chuyên cho xuất bản các thiên tiểu thuyết, tùy bút mà đáng kể như « Một chuyến đi », « Chùa đàn », v.v…

E) Kịch bản

Bộ mơn này chỉ có dăm ba tác phẩm đã từng nổi tiếng một thời như dưới đây :

- « Chén thuốc độc », « Tịa án lương tâm », « Gái mới » của Vũ Đình Long.

- « Kim tiền », « Ơng ký Cóp » của Vi Huyền Đắc.

- « Ghen », « Mơ hoa », « Xuân tươi », « San cuộc khiêu vũ » của Đồn Phú Tứ.

- « Đồng bệnh », « Tục lụy » của Khái Hưng.

- Những vở kịch bằng thơ của các thi sĩ như « Phạm Thái Quỳnh Như » của Phan khắc Khoan, « Tiếng địch sơng Ơ », « Anh Nga » của Phạm Huy Thơng, « Vân Muội » của Vũ Hồng Chương, v.v…

Cuối cùng ngoài văn xuôi, chúng ta cũng không thể bỏ qua được mấy thi phẩm đã từng một thời gây rất nhiều cảm xúc cho độc giả của các thi sĩ nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam trong thời tiền chiến như dưới đây :

- Thi ca cách mạng và ái quốc của nhóm Đơng Kinh Nghĩa Thục, « Khuyên thanh niên », « Bài ca Á tế á », « Chiêu hồn nước ».

- Thi ca của Á Nam Trần Tuấn Khải « Loa thành hồi cổ », « Thủy hử đề từ », v.v…

- Thi ca của Tương Phố nữ sĩ « Giọt lệ thu » và Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu « Tản Đà thi tập ».

- Các thi phẩm do nhóm Tự lực văn đồn xuất bản : « Dịng nước ngược » (tập thơ trào phúng của Tú Mỡ) « Mấy vần thơ » của Thế Lữ.

« Thơ thơ », « Gửi hương cho gió », « Phấn thơng vàng » của Xn Diệu.

« Lửa thiêng » của Huy Cận.

- Do tác giả hoặc những văn đàn khác cho xuất bản : « Tiếng Thu » của Lưu trọng Lư.

« Mây » và « Say » của Vũ Hồng Chương. « Mùa cổ điển » của Quách Tấn.

« Điêu tàn » của Chế Lan Viên. « Bức tranh q » của cơ Anh Thơ. « Tinh huyết » của Bích Khê.

« Thi tập » của Hàn Mặc Tử.

dịng kết luận cho toàn bộ văn chương của giai đoạn tiền bán thế kỷ 20 tại V.N. : Văn chương quốc ngữ.

Nhưng để được thấy rõ hơn nữa nền văn chương quốc ngữ đó đã chịu ảnh hưởng như thế nào về chính trị, kinh tế và xã hội của giai đoạn tiền bán thế kỷ mà chúng ta đang sống, nên chúng ta phải thay vào mấy dòng kết luận bằng mấy dòng nhận xét dưới đây :

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)