Khuynh hướng thời thế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 38 - 39)

IV. TÍNH CHẤT ĐẠI CƯƠNG VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NỀN VĂN HỌC NHÀ NGUYỄN

3) Khuynh hướng thời thế

Sau các hòa ước 1862… 1884, người Pháp tiến hành đặt nền đơ hộ lần lần trên tồn lãnh thổ của ta. Trước thời thế đó một ý thức quốc gia gợi mạnh trong trí các văn nhân nghệ sĩ, nhất là làm xúc động những văn nghệ sĩ từ xưa nay đã nằm trong lâu đài đạo lý. Cho nên, nếu bảo thời thế tạo anh hùng thì cũng có thể nói thời thế tạo văn chương. Do đó một khuynh hướng khoác áo thời thế hay đúng hơn khốc áo chính trị ra đời, đi song song với khuynh hướng tình cảm đầy

khía cạnh vừa kể trên. Tuy nhiên cùng một khuynh hướng này, nhưng các tác giả lại chia thành nhiều nhóm.

Trước cảnh non sơng đầy khói lửa, trung, hiếu, tiết, nghĩa bị sứt mẻ, thành mất, tướng vong, vua quan bơn tẩu, thì trong Nam với tác phẩm Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã trút hết nỗi đau lịng. Ngồi Bắc, Nguyễn văn Giai biểu dương đức trung kiên của quan Tổng đốc họ Hoàng trong bài ca « Chính Khí » ; trong Trung, với bài « Hạnh Thục ca », bà Nguyễn Nhược Thị đã kể lại cảnh thất thủ kinh thành với một giọng đầy nước mắt. Tích cực hơn nữa, Phan văn Trị, Phan Đình Phùng quyết lấy văn chương làm lợi khí chống giặc và làm búa rìu để đánh vào đầu bọn bội phản. Những tác giả này có thể ghép vào thành một nhóm đầy lịng ưu ái với đất nước đáng kể trong khuynh hướng thời thế vừa nêu trên kia.

Bên cạnh nhóm này, trong Nam có Tơn Thọ Tường, ngồi Bắc có Hồng Cao Khải và bè phái đã dùng văn chương ca tụng những nhân vật lịch sử của Việt-Nam hoặc của Trung Hoa. Bề ngồi hình như có mục đích biểu dương những gương anh hùng trung liệt của các nhân vật lịch sử ấy, nhưng bên trong là cốt để che đậy hoặc ngụy biện chối cãi của sự bội phản chạy theo giặc của mình. Đó cũng là một nhóm trong khuynh hướng thời thế vậy.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)