TĨM LƯỢC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM CẤU TẠO TRONG BA THỜI KỲ TIẾN TRIỂN CỦA CHỮ QUỐC NGỮ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 96 - 100)

BA THỜI KỲ TIẾN TRIỂN CỦA CHỮ QUỐC NGỮ

Nhìn chung như trên đã trình bày, chữ quốc ngữ và ba giai đoạn diễn tiến của nó đã xây dựng cho nước ta một nền quốc văn mới vơ cùng phong phú về hình thức lẫn nội dung. Đa số tác giả đã dùng nền quốc văn mới này mà sáng tác vô

số tác phẩm rất có giá trị về văn học nghệ thuật. Do đó các sáng tác phẩm được xây dựng với nền quốc văn mới nầy, nếu đừng kể các thi phẩm thì đều tồn là bằng văn xi, rất giàu có, bao gồm mọi ngành văn nghệ chứ không thu hẹp trong vịng thơ phú ca ngâm như trước. Bởi vì văn xi là một thể văn rất quan trọng mà các tác giả dùng để thuật sự và nghị luận một cách dễ dàng trơi chảy, khơng bị gị bó như các lối văn biền ngẫu, tứ lục, nặng màu cử nghiệp trước kia. Nhờ vậy mà nhiều bộ môn văn nghệ đã xuất hiện và phát triển khá mạnh như báo chí, khảo luận, phê bình, dịch thuật, du ký, phóng sự, kịch và nhất là truyện và tiểu thuyết.

Dưới đây chúng ta chỉ cần tóm lược các sáng tác phẩm và các tác giả của nó đã từng được nổi tiếng một thời trong cương vị của mỗi bộ môn văn nghệ vừa kể trên. Riêng về bộ mơn báo chí, ta sẽ lược trình đặc biệt trong chương kế tiếp.

A) Luận thuyết, khảo cứu, phê bình

Về bộ mơn này, dưới đây là những cơng trình đáng kể : - Việt Nam Phong Tục (Phan kế Bính)

- Việt Hán Văn Khảo (Phan kế Bính) - Chương Dân thi thoại (Phan Khơi) - Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim) - Nho giáo (Trần Trọng Kim)

- Văn Phạm Việt Nam (Trần Trọng Kim và Phạm Duy Khiêm)

- Văn minh luận (Phạm Quỳnh) - Lịch sử thế giới (Phạm Quỳnh) - Phật giáo đại quan (Phạm Quỳnh)

- Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh và Hoài Chân) - Nhà văn hiện đại (Vũ ngọc Phan)

- Văn luận thuyết (Phan Bội Châu và Phan chu Trinh) - Việt Nam văn hóa sử cương (Đào Duy Anh)

- Trung quốc sử cương (Đào Duy Anh)

B) Dịch thuật

Có thể nói bộ mơn này rất phát triển là nhờ công lao của các nhà văn trong 2 nhóm Đơng Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí ; các nhà văn trong 2 nhóm này đã đem các truyện Tây Phương và Trung Hoa dịch ra Việt Ngữ để phổ biến sâu rộng trong dân gian. Xin lược trình dưới đây những dịch phẩm đáng kể nhất :

- Tam Quốc chí diễn nghĩa (Phan kế Bính)

- Mạnh Tử quốc văn giải thích (Nguyễn Hữu Tiến) - Vũ Trung tùy bút (Nguyễn Hữu Tiến)

- Tả truyện (Nguyễn trọng Thuật)

- Thơ ngụ ngôn của La Fontaine (Nguyễn văn Vĩnh)

- Những kẻ khốn nạn (Les Misérables) của Victor Hugo (Nguyễn Văn Vĩnh)

- Những hài kịch của Molière (Nguyễn Văn Vĩnh)

- Tuồng Lơi xích (Le Gid) của Pierre Corneille (Phạm Quỳnh)

- Tuồng Hòa lạc (Horace) của Pierre Corneille (Phạm Quỳnh)

Ngồi dịch phẩm của 2 nhóm ấy, ta cịn phải kể : - Tuyết Hồng lệ sử (Mai Nhạc)

- Kinh thi (Tản Đà)

- Liêu trai chí dị (Tản Đà)

- Cổ học tinh hoa (Nguyễn văn Ngọc và Trần lệ Nhân) - Ly tao (Nhượng Tống)

- Tây Sương Ký (Nhượng Tống)

- Đường thi (Ngô Tất Tố, Trần trọng Kim, Tản Đà)

Và ngay trong thời kỳ phôi thai, nhà bác học kiêm văn hào Trương Vĩnh Ký cũng đã từng dịch văn nôm và Hán văn ra quốc văn những tác phẩm đáng kể dưới đây :

- « Kim Vân Kiều », « Đại Nam Quốc sử diễn ca », « Lục súc tranh cơng », « Lục Vân Tiên », « Phan Trần » (dịch văn nơm ra quốc văn).

- « Trung Dung », « Đại học », « Minh Tâm Bảo Giám », « Tam Tự kinh » (dịch Hán văn ra Quốc văn).

Cuối cùng chúng ta cũng không thể quên được các bộ truyện Tàu đa số do Nguyễn Đỗ Mục dịch ra Quốc văn, lời lẽ rất bình dân, được đại chúng nhân dân rất ưa thích, nhất là đại chúng miền Trung và miền Nam. Những bộ truyện Tàu này được « Tín Đức thư xã » trước kia ở Sài gòn cho xuất bản mà đáng kể như :

- Tây Du, Phong Thần, Đông châu liệt quốc, Tam quốc, Nhạc Phi, Thủy hử, Thuyết đường, Chinh Đông, Chinh Tây, v.v…

Trước khi điểm qua phần Du ký và Phóng sự tiếp theo dưới đây, chúng ta cũng nên nhắc qua vài cơng trình soạn và dịch Tự Điển của 2 nhà học giả có tiếng tăm trong giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ 3 của chữ quốc ngữ. Đó là :

- Pháp Việt Tự Điển và Việt Pháp Tự Điển của Trương Vĩnh Ký.

- Pháp Việt tự điển và Hán Pháp Việt tự điển của Đào Duy Anh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)