Đặc điểm : Có 3 đặc điểm đáng chú ý:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 111 - 113)

- Ý thức : Những ý thức nói trên, trưởng thành và gây

b) Đặc điểm : Có 3 đặc điểm đáng chú ý:

- Từ năm 1925-1932 : nền kinh tế do người Pháp biến đổi ngày càng phát triển thì văn chương càng đổi mới theo cho hợp với trào lưu kinh tế ấy. Sau vụ án Phan Bội Châu và đám tang Phan Chu Trinh, ý thức Quốc gia, quốc tế, cải lương bảo thủ thường dùng văn chương để chống đối lẫn nhau : Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh, Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng luôn luôn bàn cãi trên văn đàn. Rồi lần lượt người ta thấy :

- Trần Trọng Kim viết Nho Giáo, Phật giáo, Nguyễn Khắc Hiếu dịch « Kinh thi ».

- Ơng Phan Khơi, nhà nho mà lại cơng kích Nho Giáo kịch liệt, ông vận dụng phương pháp lý luận mới theo phương pháp lý luận hình thức Tây phương. Thái độ ông rất bạo và rất thẳng. Ông đề xướng ra thơ mới.

- Ơng Hồng Tích Chu một nhà báo lành nghề và có tài ảnh hưỏng rất lớn trong văn học. Ơng chủ trương văn khơng cần phải du dương nhưng mạnh mẽ đầy ý nghĩa và đi sát thực tế. Ông với Tam Lang mở những bước đầu cho loại văn tả thực.

Và cũng trong giai đoạn này, người ta thấy xuất hiện đủ các thể loại văn chương.

- Tiểu thuyết : Sau « Tố Tâm », tiểu thuyết còn loạng choạng. Các tiểu thuyết đăng báo từng kỳ (Roman Feuilleton) của Hồ biểu Chánh hoặc của đôi nhà văn khác tiếp tục ra đời. Năm 1932 mới xuất hiện 1 hình thức tiểu thuyết mới. Đó là tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đồn.

- Kịch : Bi kịch « Uyên ương » của Vi Huyền Đắc, « Tiến Bộ » của Vũ Đình Long, hài kịch « Ơng Tây An Nam » của Nam Sương có tính cách hề hơn là hài.

- Biên khảo dịch thuật : Nguyễn văn Ngọc soạn « Truyện cổ nước Nam », « Tục ngữ ca dao », Trần Trọng Kim biên « Nho Giáo », Phạm Quỳnh viết nhiều khảo luận rất có giá trị, v.v…

- Từ 1932-1940 : Các nhà văn của đẳng cấp trưởng giả tân học lại ít chú ý về chính trị, chỉ quan tâm đến địa hạt tình cảm, phong tục và sinh hoạt xã hội mà thôi. Cá nhân chủ nghĩa được biểu lộ rất sâu sắc trong văn chương tác phẩm của họ. Bao nhiêu tư tưởng mơ mộng, chán chường nơng nổi đều có trong văn chương thuở ấy và cũng trong thời kỳ đó, Tự Lực Văn Đồn đã làm bá chủ trong nhóm văn sĩ trẻ trung kia.

- Từ 1940-1945 : Như đã nói ở mục điều kiện lịch sử, trong khoảng thời gian nầy, xã hội nước ta vô cùng khủng hoảng, ảnh hưởng đại chiến lần thứ II, kinh tế lung tung, cuộc sống bế tắc, v.v… Nói chung xã hội lúc đó sống trong khơng khí hoang mang, hốt hoảng, lo sợ, buồn chán, bi quan nhưng vẫn không tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh ấy, văn học Việt Nam có 2 khuynh hướng :

- Một số đông nhà văn chưa tìm thấy lối thốt của tình trạng bế tắc, nên đi tìm lẽ sống ở giang hồ, trụy lạc và ở dĩ vãng như Nguyễn Tuân trong « Thèm đi », trong « Vang bóng một thời ». Ở thuốc phiện như Vũ Hồng Chương trong « Mây » và « Say ». Ở sự thần bí, bí hiểm như « Xn thu nhã tập », ở chồng sách cũ Tri Tân hoặc ở sự chờ đợi vu vơ của Thanh Nghị.

- Một số học giả khác sáng suốt và tin tưởng vào tương lai hơn, bình tĩnh mà nghiên cứu văn học, lịch sử giới thiệu các tác phẩm có giá trị tiến bộ của ngoại quốc.

Tạp chí « Văn mới » của nhóm Hàn Thun làm tiêu biểu cho khuynh hướng bình tĩnh này. Đặng Thái Mai, Nguyễn Bách Khoa, Lương đức Thiệp, Nguyễn Hải Âu, Đào Duy Anh là những cây bút trung kiên của khuynh hướng ấy.

Hai thời kỳ nói trên cho ta thấy rằng văn học diễn biến luôn với sự tiến triển của xã hội. Không kể 20 năm của thời kỳ (1905-1925) mà chỉ đáng chú ý đến 20 năm của thời kỳ (1925-1945). Chỉ trong thời gian 20 năm đó, văn học V.N. đã trải qua và thu lại tất cả các giai đoạn văn học trên thế giới của trên 150 năm gần đây. Và cũng trong khoảng 20 năm đó, văn học Việt Nam từ chỗ ấu trĩ tiến dần đến chỗ trưởng thành có đủ lợi khí về văn từ, về kỹ thuật để có thể kiến thiết một nền văn học xứng đáng với sự tiến bộ không ngừng của dân tộc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)