Nguyễn hữu Tiến trong bộ biên tập Nam Phong tạp chí

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 68 - 69)

sau đó cũng kế tiếp cơng việc của Phan Kế Bính. Nguyễn hữu Tiến chuyên biên khảo những bài về phong tục, luân lý, văn chương, tôn giáo Trung Hoa, ông cũng đã nghiên cứu học thuyết Khổng Mạnh hay trần thuật văn nghiệp các danh nho của Tàu (như Từ-Mã-Quang, Lương Khải Siêu) và giải thích bộ Mạnh Tử ra quốc văn (cùng làm với Tùng Vân đạo nhân Nguyễn Đôn Phục). Bên cạnh đó ơng cũng rất chú trọng khảo cứu thơ Đường và thơ Việt. Về thơ Đường, ông đã từng viết những bài giảng giải rành mạch. Về thơ Việt ông rất chú trọng đến thơ nôm cổ, ông đã từng sưu tầm các bài thơ nôm nổi tiếng từ thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19 ở nước ta (từ Nguyễn gia Thiều đến Tam nguyên Yên Đổ), ngoài ra ông cũng đã dịch trọn bộ Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ là một bộ sách rất có giá trị về lịch sử, địa lý, phong tục học thuật, lễ nghi của nước ta cuối đời Lê.

Tóm lại tác phẩm của ơng rất có ích cho các nhà Tân học bây giờ nếu họ muốn tìm hiểu trong đó văn minh học thuật Á Đơng và Việt Nam thời cổ.

3) Thi ca

Những cơng trình biên khảo và dịch thuật kể trên dù sao cũng khơng thể làm xúc động lịng người bằng thơ ca. Bởi vì

bất cứ thời nào thơ ca cũng là một nghệ thuật làm rung cảm tâm tình người đọc nhiều nhất. Hơn nữa trong thời kỳ này, thơ ca phản chiếu rất rõ rệt trong tâm hồn dân tộc đang sống trong vòng áp bức mà dưới đây chúng ta lần lượt tìm hiểu.

Về hình thức, trong thời kỳ này lẽ dĩ nhiên thơ ca cịn phải ở trong khn sáo cũ dù Cổ phong hay Đường luật.

Về nội dung nó chứa đựng 2 tính chất đáng kể là : Ủy mỵ lãng mạn và tiềm tàng một tinh thần dân tộc hào hùng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 1 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)